A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Hãy từ bỏ thuốc lá sớm nhất có thể

Trước những nguy cơ và tác hại của thuốc lá, nhiều quốc gia, tổ chức đang nỗ lực vận động người dân từ bỏ thói quen sử dụng thuốc lá. Tuy nhiên, việc này phụ thuộc rất lớn đến ý thức bảo vệ sức khỏe của cộng đồng và ý chí quyết tâm từ bỏ của người nghiện thuốc lá. Chính vì vậy, để Luật Phòng chống tác hại thuốc lá thực sự đi vào thực tiễn, xây dựng môi trường sống không khói thuốc cần hơn nữa sự vào cuộc đồng bộ của các cấp chính quyền, các bộ, ngành và hơn hết là sự tự giác của mỗi đang hút thuốc lá.

Ảnh minh họa

Đến nay, đa phần người hút thuốc lá đã nhận thức được tác hại của khói thuốc lá ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng nên đã tìm mọi cách để từ bỏ thuốc lá. Để cai nghiện thuốc lá, mỗi người nghiện đã tìm cho mình một vài phương pháp riêng, tuy nhiên tỷ lệ thành công cũng không được cao. Việc cai nghiện thuốc lá là cả một quá trình gian nan, đòi hỏi rất cao sự quyết tâm của người nghiện và sự hỗ trợ của gia đình cũng như cộng đồng cộng đồng.

Không một “phép màu” nào có thể giúp cai nghiện thuốc lá thành công ngoài sự “nỗ lực” của bản thân người nghiện. Đầu tiên, người cai nghiện cần loại bỏ tất cả những biểu tượng, sự vật, không gian khiến người đó nhớ đến thuốc lá như: thay đổi cảnh vật nơi thường hút thuốc lá; vứt bỏ các gạt tàn thuốc; thay đổi những thói quen thường thực hiện kèm theo việc hút thuốc lá như uống cà phê, uống rượi bia... Nên hạn chế gặp mặt những người thường hút thuốc lá. Việc tập thể dục thường xuyên khoảng 30 phút đến 1 giờ mỗi ngày sẽ giúp cho cơ thể sản xuất lượng morphin nội sinh, làm giảm hoặc mất cảm giác thèm hút thuốc lá.    Nhai các loại kẹo cao su có chất nicotine, kẹo cao su có vị bạc hà cũng giúp đánh lạc hướng cảm giác thèm thuốc.

Người cai nghiện thuốc lá không nên thức khuya. Khi phải làm việc vào ban đêm, người cai thường hay có thói quen uống cà phê và hút thuốc liên tục. Nếu đang trong giai đoạn giảm dần lượng thuốc hút, tốt hơn hết, hãy duy trì việc ngủ đủ giấc và ngủ đúng giờ. Thời gian ngủ cũng chính là một liệu pháp hỗ trợ và làm giảm các cơn thèm thuốc.

Bên cạnh những phương pháp cai nghiện thuốc lá thông thường, khoa học cũng đã tìm ra những phương thức điều trị nghiện thuốc lá hiệu quả. Phương pháp thông thường được dùng là liệu pháp thay thế Nicotine. Đối với phương pháp này, thường được dùng một chất thay thế có tác dụng tương tự như nicotine nhưng không gây nghiện và ít gây độc cho cơ thể, giúp người nghiện thoát khỏi những triệu chứng do thiếu Nicotine nếu ngưng hút thuốc lá đột ngột. Chất này sẽ được sử dụng với liều lượng giảm dần mỗi ngày cho đến khi người nghiện không còn thèm muốn việc hút thuốc. Thông thường, việc dùng thuốc hỗ trợ cai thuốc lá ngừng sau 2-3 tháng cai thuốc. Cụ thể, đối với nicotin thay thế và varenicline sẽ ngưng sau 3 tháng, bupropion ngưng sau 2-3 tháng. Ngoài ra, người nghiện có thể áp dụng một số biện pháp theo y học cổ truyền như phương pháp châm cứu hỗ trợ cho người cai nghiện thuốc lá, sử dụng thuốc Y học cổ truyền trong việc cai nghiện thuốc lá...

Người nghiện thuốc lá khi cai nghiện cần lưu ý, việc cai thuốc lá thành công không phải là vĩnh viễn. Khả năng tái nghiện rất cao nếu bản thân không giữ vững được quyết tâm. Việc hút lại dù “chỉ một hơi” có thể đánh thức nhu cầu nicotin của cơ thể và sau đó là ham muốn hút thuốc lá “không cưỡng lại được” sẽ khiến người cai nhanh chóng tái nghiện trở lại. Chính vì thế, ý tưởng “hút thử lại một điếu” cần được dập tắt ngay khi xuất hiện, bằng cách liệt kê lại tất cả các lý do khiến bản thân cai thuốc lá và những khó chịu phải trải qua khi cai thuốc lá.


Tin liên quan

Tin mới

Giới thiệu

Tin video

Liên kết website