A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Mối lo mất an toàn thực phẩm từ thức ăn đường phố

Thức ăn đường phố từ lâu đã trở thành nhu cầu của người dân. Việc phát triển các loại hình thức ăn đường phố là một nhu cầu tất yếu cầu xã hội, đem lại nhiều thuận tiện cho người tiên dùng. Đôi khi, thức ăn đường phố còn là nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của mỗi vùng miền, mỗi quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh sự thuận tiện, thức ăn đường phố cũng tiểm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn bởi thường được bày bán ở vỉa hè, lòng đường, không có địa điểm cố địnhkhông có đủ nước sạch để chế biến, gây ra những mối nguy hại tới sức khỏe con người.

Học sinh hàng ngày vẫn sử dụng thức ăn đường phố

Theo thống kê từ Bộ Y tế, hiện nay có tới 70 - 80% thực phẩm đường phố nhiễm khuẩn. Trong đó có E.coli - loại vi khuẩn gây tiêu chảy; vi khuẩn gây bệnh đường ruột và khuẩn gây tả… Mỗi ­­năm cả nước có trên 1.000 vụ ngộ độc thực phẩm và luôn để lại những hệ lụy khôn lường. Gần đây nhất hôm 5/4  hơn 30 học sinh Trường tiểu học Vĩnh Trường – TP Nha Trang phải nhập viện vì ngộ độc thực phẩm, trong đó có 1 trường hợp bị tử vong. Nguyên nhân chính của các vụ ngộ độc là nguồn nguyên liệu bị nhiễm bẩn, điều kiện chế biến và bảo quản thực phẩm không an toàn do được bán dưới lòng lề đường nhiều khói, bụi, vi khuẩn...

Những năm gần đâynền kinh tế tỉnh Đắk Nông phát triển theo hướng đô thị hóa. Cùng với đó là sự phát triển nhanh chóng của các loại hình dịch vụ, thương mại, giải trí,.. để đáp ứng nhu cầu của người dân trong tỉnh và du khách địa phương. Hoạt động ẩm thực đường phố cũng không ngừng phát triển với những món ăn hấp dẫn, độc đáo.

Hiện nay, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố thuộc thẩm quyền quản lý của UBND các xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, trước thực trạng hiện nay, các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố chủ yếu là tự phát, hoạt động vào ban đêm, điều kiện về cơ sở vật chất không đảm bảo, ý thức của một số người kinh doanh còn chưa cao… Do vậy, công tác quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố còn gặp rất nhiều khó khăn.

Bác sĩ Trần Thanh Bình - Chi cục trưởng - Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Đắk Nông cho biết: "Thức ăn đường phố (TAÐP) là loại hình kinh doanh thực phẩm khá phổ biến bởi sự thuận lợi cho người kinh doanh lẫn người tiêu dùng, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm rất lớn. Thực tế, việc quản lý TAÐP ở tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn hiện nay gặp nhiều khó khăn vì hầu hết các cơ sở TAÐP chưa có giấy phép kinh doanh, rất nhiều cơ sở chưa có hồ sơ đăng ký đủ điều kiện ATVSTP, và người phục vụ không có hồ sơ sức khỏe, không được tập huấn kiến thức ATVSTP. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của các cơ sở TAÐP thường rất tạm bợ, phục vụ lưu động, bán rong, bán trên vỉa hè nên không thể cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP. Ngoài ra, nhiều cơ sở TAÐP lưu động thường hoạt động tại các lễ hội, phục vụ cưới hỏi, đều không đăng ký kinh doanh nên không thể thống kê, quản lý được".

Theo Thông tư số: 30/2012/TT-BYT ngày 15/12/2012 của Bộ y tế Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố. Thông tư nêu rõ để đảbảo an toàn thực phẩm, kinh doanh thức ăn đường phố cần đáp ứng đủ các yêu cầu sau:

* Điều kiện về trang thiết bị dụng cụ, nguồn gốc thực phẩm:

Trường hợp bố trí kinh doanh ở khu vực công cộng (bến xe, bến tàu, nhà ga, khu lễ hội, triển lãm), vỉa hè đường phố thì nơi bày bán thực phẩm phải đảm bảo cách biệt các nguồn ô nhiễm; đảm bảo sạch sẽ, không gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh.

Trường hợp kinh doanh trên các phương tiện để bán rong phải có thiết kế khoang chứa đựng, bảo quản thức ăn ngay, đồ uống bảo đảm vệ sinh, phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng gây hại.

Phải đảm bảo đủ nước sạch và nước chế biến, pha chế đồ uống đạt Quy chuẩn kỹ thuật.

Có đủ trang bị, dụng cụ để chế biến, bảo quản, bày bán riêng biệt thực phẩm sống và thức ăn ngay. Thức ăn ngay, đồ uống phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh.

Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, thực phẩm bao gói sẵn phải có xuất xứ, ngồn gốc rõ ràng.

Sử dụng thùng rác có nắp đậy, rác phải được chuyển đến nơi thu gom trong ngày.

* Điều kiện đối với người kinh doanh thức ăn đường phố:

Người bán hàng phải mang trang phục sạch sẽ, gọn gàng, đeo khẩu trang; khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn ngay phải sử dụng găng tay.

Người kinh doanh thức ăn đường phố phải được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm, khám sức khỏe theo quy định và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp.

Vì sức khỏe của mỗi người và cộng đồng, không chỉ các cấp chính quyền, ngành chức năng, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, mà chính mỗi người dân, cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm, cùng làm những việc thiết thực, góp phần bảo đảm VSATTP, trong đó có thực phẩm đường phố.

 

Chú thích : Theo Nghị định 115/2018 của Chính phủ, nếu vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố như không có bàn, tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo quy định của pháp luật; thức ăn không được che đậy, ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập sẽ bị phạt từ 0,5 - 1 triệu đồng. Người bán hàng không sử dụng găng tay khi tiếp xúc với thực phẩm chín, thức ăn ngay cũng bị xử phạt.

Một số hành vi như sử dụng dụng cụ chế biến, ăn uống, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định; người đang mắc các bệnh theo quy định không được trực tiếp tham gia kinh doanh ăn uống, thực phẩm; sử dụng phụ gia thực phẩm sang chia, san chiết không phù hợp… bị xử phạt từ 1 - 3 triệu đồng.


Tác giả: Quốc Khánh

Tin liên quan

Tin mới

Giới thiệu

Tin video

Liên kết website