A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Kết quả triển khai các nhiệm vụ Chuyển đổi số Ngành Y tế tỉnh Đắk Nông

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh và hướng của cơ quan chuyên môn, Sở Y tế đã chủ động thực hiện các nội dung, nhiệm vụ được giao trong chương trình Chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đến nay việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ Chuyển đổi số Ngành Y tế tỉnh Đắk Nông đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận như sau:

 

- Về công tác chỉ đạo điều hành: Thành lập và đưa vào hoạt động Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số Ngành Y tế tỉnh Đắk Nông (Quyết định số 225/QĐ-SYT ngày 22/4/2022 của Sở Y tế tỉnh Đắk Nông; Quyết định số 09/QĐ-BCĐ ngày 8/6/2022 của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số Ngành Y tế tỉnh Đắk Nông; Quyết định số 11/QĐ-BCĐ ngày 5/8/2022 của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số Ngành Y tế tỉnh Đắk Nông). Ban hành Kế hoạch số 265/KH-SYT ngày 15/12/2021 về việc triển khai ứng dụng công nghệ thông  tin, Chuyển đổi số Y tế và  bảo đảm an toàn thông tin mạng trong Ngành Y tế tỉnh Đắk Nông. Tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 571/KH-UBND ngày 03/10/2022 về việc nâng cao năng lực y tế cơ sở trong tình hình mới gắn liền với phát triển công tác khám chữa bệnh theo nguyên lý y học gia đình trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2025.

- Về An toàn thông tin: Sở Y tế đã được phê duyệt 2/3 Hệ thống thông tin trong phạm vi quản lý theo Quyết định số 176/QĐ-STTTT ngày 9/8/2022 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, hiện tại đã có văn bản gửi Sở Thông tin và Truyền thông để thẩm định hồ sơ phê duyệt cấp độ 3 đối với Hệ thống Hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Nông theo quy định.

- Về hoạt động Chính quyền số: Dịch vụ công trực tuyến toàn trình (mức độ 4): 23 thủ tục, dịch vụ công trực tuyến một phần (mức độ 2 và 3): 117 thủ tục. Số lượng, tỷ lệ hồ sơ phát sinh trực tuyến, được giải quyết trực tuyến phát sinh (01/01 đến 19/10/2022): 03 hồ sơ. Triển khai và sử dụng đầy đủ 33 hệ thống thông tin, phần mềm, ứng dụng của Trung ương, địa phương trong công tác quản lý, điều hành và công tác chuyên môn.

- Về các nhiệm vụ chuyên ngành:

Hệ thống Hồ sơ sức khỏe điện tử tỉnh Đắk Nông được xây dựng đã hoàn thiện, đáp ứng các quy định tại Quyết định 831/QĐ-BYT ngày 11/3/2017, Quyết định số 5349/QĐ-BYT ngày 12/11/2019 của Bộ Y tế về việc ban hành mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân và kế hoạch triển khai Hồ sơ sức khỏe điện tử. Đến nay tổng số hồ sơ khởi tạo có tài khoản Hồ sơ sức khỏe (HSSK) cá nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông (Thông tin chung; Thông tin thẻ BHYT; Thông tin quan hệ gia đình; Thông tin liên hệ): 662.386/664.416 đạt tỷ lệ 99,7%. Tổ chức thực hiện cập nhật dữ liệu thông tin y tế vào Hồ sơ sức khoẻ điển tử của người dân trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 1054/QĐ-UBND ngày 26/7/2021 về việc ban hành danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh Đắk Nông, tổng số hồ sơ được hoàn thiện và thông tin chính xác được quản lý theo Quyết định 831/QĐ-BYT (đã có tài khoản HSSK, cập nhật thông tin về lịch sử khám chữa bệnh hoặc Tiêm chủng): 197.390/664.416 đạt tỷ lệ 29,7%. Đảm bảo việc liên thông dữ liệu đối với thông tin khám, chữa bệnh của bệnh nhân khi đi khám tại các cơ sở khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế trên cả nước, đồng thời sau kết thúc quá trình khám bệnh thì dữ liệu khám sẽ tự động cập nhật vào hồ sơ sức khỏe bệnh nhân và đẩy lên Hệ thống Quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân của Bộ Y tế theo quy định.

Sở Y tế đã ban hành Kế hoạch số 152/KH-SYT ngày 16/8/2022 về việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh, đến nay đã có 3/9 cơ sở khám, chữa bệnh công lập đã bố trí nguồn lực và các điều kiện triển khai triển thanh toán không dùng tiền mặt tại đơn vị.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai, thực hiện các vẫn còn tồn tại một số khó khăn như sau:

- Số lượng hệ thống, phần mềm, ứng dụng triển khai trong Ngành nhiều và do nhiều cấp, đơn vị quản lý dẫn đến việc sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu mất nhiều thời gian và nhân lực, khó khăn trong việc quản lý, tổng hợp.

- Việc cập nhật, chỉnh lý và làm đầy thông tin của người dân trong Hồ sơ sức khỏe điện tử gặp nhiều khó khăn như: Cơ sở dữ liệu về dân cư (số nhân khẩu, số hộ gia đình, thông tin hành chính), địa giới hành chính (xã, bon) trong Hệ thống quản lý cá nhân chưa có văn bản hướng dẫn để cập nhật, chỉnh lý theo đúng trực trạng của tỉnh. Các phần thông tin còn thiếu trong HSSK cá nhân, đặc biệt là thông tin về tiêm chủng cơ bản đã có trên các hệ thống thông tin, phần mềm, ứng dụng đang được sử dụng tại các Trạm Y tế tuy nhiên chưa có văn bản hướng dẫn việc kết nối, liên thông. Việc thu thập, cập nhật thông tin về tiền sử và các yếu tố liên quan sức khỏe của người dân vào HSSK còn hạn chế vì chưa có kinh phí để tổ chức thực hiện.

- Tỷ lệ người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh lớn, trình độ dân trí còn thấp nên gặp rất nhiều khó khăn trong triển khai thanh toán không dùng tiền mặt tại các cơ sở khám, chữa bệnh công lập. Một số đơn vị cung cấp dịch vụ ngân hàng đã tiến hành phối hợp, khảo sát tại các đơn vị để triển khai, tuy nhiên, do lượng bệnh nhân ít, số lượng sử dụng dịch vụ không nhiều nên chưa thực hiện việc hỗ trợ lắp đặt máy, phát hành thẻ để triển khai giao dịch tại các đơn vị y tế.

Từ những tồn tại, khó khăn trên Ban chỉ đạo Chuyển đổi số Ngành Y tế đã đưa ra một số giải pháp nâng cao kết quả thực hiện các nội dung, nhiệm vụ Chuyển đổi số của Ngành trong thời gian tới, cụ thể như sau:

- Một là: Tăng cường công tác chỉ đạo kết hợp giám sát, quản lý việc triển khai, thực hiện các nội dung, nhiệm vụ Chuyển đổi số của Ngành. Phát huy vai trò người đứng đầu, người tiên phong trong việc thực hiện Chương trình Chuyển đổi số của tỉnh.

- Hai là: Bố trí nguồn kinh phí theo các nhiệm vụ, nội dung thực hiện và theo lộ trình, tổ chức quản lý việc sử dụng kinh phí đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Huy động các nguồn lực, tài trợ bên ngoài tham gia thực hiện các nhiệm vụ Chuyển đổi số của Ngành, ưu tiên các nhiệm vụ liên quan đến lợi ích, chất lượng phụ vụ cho người dân.

- Ba là: Tăng cường sự phối hợp với các Sở, Ngành thực hiện việc kết nối, chia sẽ cơ sở dữ liệu về dân cư, thông tin tiêm chủng trong Hồ sơ sức khỏe cá nhân của người dân trên địa bàn tỉnh theo quy định.


Tác giả: Hồng Lập - SYT

Tin liên quan

Tin mới

Giới thiệu

Tin video

Liên kết website