A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Những lưu ý cần thiết về đeo khẩu trang để phòng, ngừa lây nhiễm Covid-19

Đeo khẩu trang đúng cách có thể giúp ngăn ngừa việc lây lan virus từ những người mắc COVID-19 sang người khác. Đeo khẩu trang là một trong những biện pháp dự phòng cá nhân hữu hiệu giúp làm giảm sự lây lan của COVID-19 trong cộng đồng. Khẩu trang được khuyến nghị là một tấm chắn đơn giản để giúp ngăn các giọt bắn từ đường hô hấp vào không khí và lan sang người khác khi người bệnh ho, hắt hơi, trò chuyện hoặc cao giọng.

COVID-19 chủ yếu lây lan giữa những người có tiếp xúc gần với nhau (trong phạm vi 2m), vì vậy việc sử dụng khẩu trang đặc biệt quan trọng tại các địa điểm mà mọi người ở gần nhau hoặc khó duy trì các biện pháp giãn cách giao tiếp xã hội. COVID-19 có thể lây lan bởi những người không có triệu chứng và không biết rằng họ đã bị nhiễm. Đó là lý do tại sao việc mọi người nên đeo khẩu trang ở nơi công cộng và thực hiện giãn cách xã hội.

Khuyến khích người dân đeo khẩu trang

Để khuyến khích, nâng cao nhận thức của cộng đồng về ý nghĩa của việc đeo khẩu trang trong công tác phòng chống dịch bệnh, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 2447/QĐ-BYT ngày 6/9/2022 hướng dẫn sử dụng khẩu trang phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi công cộng.Theo đó tất cả người dân (trừ trẻ em dưới 5 tuổi ở khu vực công bố cấp độ dịch mức độ 3, 4) phải đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng.

Hướng dẫn nêu rõ các trường hợp, địa điểm và đối tượng bắt buộc phải sử dụng khẩu trang bao gồm:

Người có biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp cấp, người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh COVID-19. Tất cả đối tượng (trừ trẻ dưới 5 tuổi) khi đến nơi công cộng thuộc khu vực được công bố cấp độ dịch ở mức độ 3 hoặc mức độ 4.

Tại các cơ sở y tế; nơi cách ly; nơi lưu trú có người đang cách ly hoặc đang theo dõi, giám sát y tế, áp dụng với tất cả đối tượng (trừ người cách ly ở phòng đơn; người bị suy hô hấp, người bệnh đang thực hiện thủ thuật y tế, trẻ dưới 5 tuổi). Đối với nhân viên y tế tại cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện theo Hướng dẫn về lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng chống bệnh dịch COVID-19 tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế.

Khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, áp dụng với cả hành khách, người điều khiển, người phục vụ trên phương tiện giao thông công cộng; nhân viên phục vụ, người quản lý, lao động tại nhà ga, bến xe, bến tàu, nhà chờ khi tiếp xúc trực tiếp với hành khách.

Tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, áp dụng với nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

Tại nơi có không gian kín, thông khí kém như quán bar, vũ trường, karaoke, làm đẹp, phòng tập thể dục, quán ăn, rạp chiếu phim, nhà hát, trường quay..., áp dụng đeo khẩu trang với nhân viên, người quản lý, người lao động khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

Tại cơ sở văn hóa, du lịch, những nơi tổ chức sự kiện tập trung đông người, áp dụng với nhân viên phục vụ, quản lý, người lao động, người bán hàng khi tiếp xúc với khách hàng và người tham dự.

Tại những nơi tiếp nhận hồ sơ, nơi giao dịch, áp dụng với nhân viên tiếp nhận hồ sơ, nhân viên giao dịch khi tiếp xúc với khách hàng.

Bộ Y tế cũng hướng dẫn, các trường hợp khác (ngoài các địa điểm, đối tượng đã nêu ở trên) được khuyến khích sử dụng khẩu trang khi đến nơi công cộng.

Bên cạnh đó, việc cá nhân không thực hiện đeo khẩu trang nơi công cộng có thể bị xử phạt hành chính đến 3 triệu đồng. Cụ thể, tại khoản điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP banh hành ngày 28/9/2020, quy định phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 03 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Như vậy, từ ngày 28/9/2020, cá nhân có hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng khi có yêu cầu để phòng dịch, có thể bị xử phạt hành chính tới 03 triệu đồng. Ngoài ra, Nghị định 117/2020/NĐ-CP cũng tăng mức xử phạt đối với hành vi không thông báo UBND và cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về các trường hợp mắc bệnh dịch theo quy định của pháp luật từ 01 triệu đồng đến 03 triệu đồng.

Để phòng dịch COVID-19 thì chỉ đeo khẩu trang thôi vẫn chưa đủ, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần kết hợp đầy đủ và đồng thời nhiều biện pháp khác như: thực hiện tiêm chủng vắc xin Covid -19; Thường xuyên rửa tay với xà phòng/xà bông/dung dịch rửa tay nhanh và nước sạch, đặc biệt là sau khi ho, hắt hơi; Sau khi cầm, nắm, tiếp xúc với các vật dụng có nguy cơ như nút bấm thang máy, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can; sau khi đi vệ sinh; Sau khi vệ sinh cho trẻ; Trước khi ăn; Khi bàn tay bẩn, trước khi vào và sau khi ra khỏi khu dịch vụ…

Đeo khẩu trang như thế nào là đúng cách?

Khẩu trang chỉ phát huy tác dụng phòng dịch bệnh nếu được sử dụng đúng cách. Đeo khẩu trang sai cách không chỉ gây lãng phí tiền bạc, mà còn làm mất đi tác dụng bảo vệ, tăng nguy cơ lây bệnh. Cách đeo khẩu trang đúng như sau:

Đối với khẩu trang y tế, đeo mặt có màu sẫm hơn ra ngoài, mặt có màu nhạt hơn hướng vào trong, kẹp nhôm hướng lên trên.

Khi đeo phải che kín cả mũi lẫn miệng.

Không dùng tay sờ vào bề mặt khẩu trang khi đang đeo.

Không bỏ khẩu trang khi giao tiếp, khi ho, hắt hơi nơi công cộng.

Khi tháo khẩu trang chỉ cầm vào dây đeo qua tai để tháo.

Không sử dụng khẩu trang bẩn.

Đối với khẩu trang y tế, chỉ sử dụng 1 lần rồi vứt vào thùng rác an toàn, có nắp đậy.

Đối với khẩu trang vải, nên giặt khẩu trang hằng ngày bằng xà phòng để dùng cho lần sau.

Sử dụng khẩu trang đúng cách khi đến nơi công cộng và bỏ ngay khẩu trang sau khi sử dụng vào thùng rác sẽ góp phần ngăn ngừa lây nhiễm và phát tán mầm bệnh. Tuyệt đối không được khạc nhổ bừa bãi. Đồng thời thường xuyên vệ sinh đường hô hấp sạch sẽ, vệ sinh môi trường xung quanh, đặc biệt các bề mặt tiếp xúc. Bên cạnh đó, cần thực hiện tiêm chủng đầy đủ, bởi việc tiêm vắc xin phòng bệnh vẫn là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất giúp tăng cường miễn dịch phòng bệnh.

Bộ y tế cũng khuyến cáo một số trường hợp không nên đeo khẩu trang gồm: Trẻ em dưới 2 tuổi; người bị khó thở; người bất tỉnh, mất khả năng hoặc không thể tự tháo khẩu trang nếu không có sự trợ giúp; người tham gia các hoạt động có thể khiến khẩu trang bị ướt, như khi bơi ở bãi biển hoặc bể bơi; Những người đang tham gia hoạt động có cường độ cao như chạy bộ, nhảy cao,…

Đối với những trường hợp không thể đeo khẩu trang nơi công cộng, người dân cần chú ý duy trì khoảng cách với người khác, lựa chọn hoặc tạo môi trường thông thoáng, giữ giàn vệ sinh cá nhân, vệ sinh công cộng./.


Tác giả: Ngọc Chinh
Nguồn:https://suckhoedoisong.vn/ Copy link

Tin liên quan

Tin mới

noData
Không có dữ liệu

Giới thiệu

Tin video

Liên kết website