A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Hỗ trợ cải thiện dinh dưỡng, tầm vóc cho trẻ em vùng sâu.

    Đắk Nông là một trong những tỉnh có tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cao, đặc biệt là trẻ em vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Để hỗ trợ cải thiện dinh dưỡng, tầm vóc cho trẻ em hướng tới mục tiêu của Chương trình quốc gia Giảm nghèo bền vững, ngành Y tế Đắk Nông đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực để cải thiện tình trạng dinh dưỡng, tầm vóc cho trẻ em trên địa bàn.

Trẻ em vùng sâu, vùng xa điều kiện khó khăn còn thiếu thốn rất nhiều

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Y tế, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế các huyện/thành phố cùng với sự nổ lực của đội ngũ chuyên trách Dinh dưỡng, các hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng vẫn được duy trì thường xuyên như  theo dõi tăng trưởng cho trẻ em < 2 tuổi; triển khai chiến dịch ngày “Vi chất dinh dưỡng”...Kết quả thực hiện các chỉ tiêu đề ra đã đạt so với kế hoạch. Trong  chiến dịch ngày vi chất dinh dưỡng (ngày 01-02/6/2023) kết hợp cân và đo chiều cao cho trẻ em dưới 5 tuổi tại cộng đồng, qua đánh giá chung cho thấy tỷ lệ trẻ em < 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi, thể nhẹ cân lần lượt giảm 0,7% và 1,8% so với cùng kỳ. Mặc dù đã đạt được những thành quả nhất định, tuy nhiên, trong quá trình triển khai hoạt động, chương trình vẫn còn gặp không ít khó khăn. Tại tuyến cơ sở, chuyên trách phải kiêm nhiệm nhiều việc, đôi khi còn bị luân chuyển vị trí việc làm nên việc triển khai các hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng còn gặp nhiều bất cập, hạn chế; Cân và thước đo tại các xã đã hỏng trên 60% không đủ để các thôn, xã theo dõi tăng trưởng cho trẻ em < 5 tuổi; Biểu đồ tăng trưởng không đủ cấp cho trẻ em < 2 tuổi… Hiện nay Vitamin A liều cao, năm 2023 Viện Dinh dưỡng không còn cấp cho đối tượng bà mẹ sau sinh, do vậy chỉ tiêu về tỷ lệ bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng được uống bổ sung Vitamin A liều cao đến thời điểm cuối năm dự kiến không đạt. Nguồn Vitamin A và thuốc tẩy giun, địa phương cũng không chủ động được nguồn do vậy quá trình triển khai cũng gặp nhiều khó khăn, dẫn đến chỉ tiêu không đạt như mong muốn.

Để Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025… đạt mục tiêu, các địa phương cần lồng ghép với Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, , để triển khai có hiệu các hoạt động liên quan.  Tổ chưc tập huấn nâng cao năng lực mạng lưới chuyên trách, công tác viên dinh dưỡng, sớm ổn định cán bộ làm công tác dinh dưỡng tuyến huyện, xã để hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng ngày càng tốt hơn.

           Bênh cạnh việc triển khai điều tra, đánh giá về tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em dưới 16 tuổi, Ngành Y tế cũng đang thực hiện can thiệp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em trên địa bàn tỉnh như: bổ sung đa vi chất cho phụ nữ mang thai. Bổ sung Vitamin A liều cao cho bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng, cho trẻ 6-60 tháng tuổi định kỳ 2 lần/ năm; tẩy giun cho trẻ 2 tuổi đến tuổi học tiểu học và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; thường xuyên khám, phát hiện trẻ suy dinh dưỡng cấp tính để tiếp nhận điều trị ...; Tổ chức các đợt khám, đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho học sinh mầm non và tiểu học, phát hiện các bệnh liên quan đến suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì.

Công tác truyền thông, tư vấn giáo dục dinh dưỡng được triển khai dưới nhiều hình thức phong phú như: Truyền thông gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng Internet, tổ chức các buổi họp thôn, tổ chức truyền thông nhóm tại trạm y tế,...Các nội dung truyền thông tập trung chủ yếu vào dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời; Nuôi con bằng sữa mẹ; Ăn bổ sung hợp lý; Truyền thông phòng chống thiếu đa vi chất cho phụ nữ có thai, phụ nữ sau sinh trong vòng 1 tháng; hướng dẫn sử dụng sổ theo dõi SKBMTE... Đặc biệt chú trọng công tác truyền thông, tư vấn vận động cho bà mẹ, người chăm sóc trẻ nhằm thay đổi nhận thức, tư duy cũng như hành vi về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em; Tăng cường giám sát hỗ trợ theo hình thức cầm tay chỉ việc tại hộ gia đình để giúp bà mẹ, người chăm sóc trẻ sử dụng nguồn lương thực, thực phẩm sẵn có tại nhà, góp phần đảm bảo an ninh lương thực hộ gia đình nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn.

          Đăk Nông là một tỉnh còn nghèo, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao, đời sống kinh tế người dân, nhất là vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn. Nhìn nhận của một số lãnh đạo địa phương, đơn vị về công tác dinh dưỡng chưa sâu sát, do đó chưa thực sự quan tâm chăm lo công tác dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em đặc biệt là dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời của trẻ để đáp ứng với tình hình nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới. Ngoài ra, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 cũng đã làm chậm tiến độ của các hoạt động giai đoạn đầu năm 2022… Tình trạng SDD cân nặng/tuổi ở trẻ em <5 tuổi tuy có giảm nhiều song vẫn đang còn ở mức cao. Trong đó có sự chênh lệch giữa các huyện, xã vùng sâu, người dân tộc thiểu số so với các huyện, xã vùng thành thị. Nhân lực thực hiện công tác dinh dưỡng ở hệ thống y tế dự phòng và trong các bệnh viện vẫn còn biến động, đội ngũ cộng tác viên dinh dưỡng thường xuyên thay đổi, trình độ chuyên môn và khả năng truyền đạt còn hạn chế, nhiều cộng tác viên chưa thông thạo tiếng phổ thông, hoặc tiếng địa phương nên cũng ảnh hưởng đến hoạt động chung của chương trình.

             Để đầu tư cho công tác chăm sóc, cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em đạt hiểu quả, các địa phương cần phát huy sức mạnh của toàn xã hội, của mọi tầng lớp nhân dân để cùng chung tay góp sức, góp phần tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững tại địa phương.


Tác giả: Quốc Khánh

Tin liên quan

Tin mới

noData
Không có dữ liệu

Giới thiệu

Tin video

Liên kết website