A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Nhiễm khuẩn do não mô cầu

Nhiễm khuẩn do não mô cầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do cầu khuẩn màng não (não mô cầu) gây ra, có biểu hiện lâm sang rất đa dạng, có thể viêm mũi họng, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết… Bệnh hay gây thành dịch, nhất là các tập thể trẻ. Ở những thể nặng tỷ lệ tử vong còn rất cao.

Ảnh internet

Mầm bệnh:

Là cầu khuẩn màng não, có tên Neisseria Meningitides thuộc họ Neisseriaceae, giống Neisseria – là song cầu khuẩn hình hạt cà phê nằm trong tế bào. Vi khuẩn không phóng thích ngoại độc tố, khi chết mới giải phóng ra nội độc tố gây độc cho cơ thể. Sức chịu đựng của vi khuẩn kém đối với các tác nhân lý, hóa (500C/ 5 phút; 1000C / 30 giây,  với tia cực tím vi khuẩn chết trong khoảnh khắc. Các thuốc khủ trùng đều có thể diệt được vi khuẩn) Dựa vào cấu trúc của vỏ Polysaccarit người ta chia ra các nhóm huyết thanh ký hiệu là A,B,C,D,X,Y,Z, 29E, W135. Ngoài ra còn có các nhóm H,I,K,L.Ở Việt Nam hay gặp nhóm A,B,C.

Nhóm A hay gây ra các vụ dịch lớn (100 – 500 bệnh nhân/ 100.000 dân).

Nhóm B chủ yếu gây dịch tản phát (10 – 50 bệnh nhân / 100.000 dân)

Nhóm C gây cả dịch lớn và tản phát.

Mùa bệnh: Miền Bắc Việt Nam thường gặp dịch vào các tháng 2-3-4; Miền Nam vào các tháng 5-6-7 tuy nhiên gần đây mùa nào cũng xuất hiện ca bệnh.

Nguồn bệnh:

Nguồn bệnh duy nhất là người, có thể là bệnh nhân hoặc nguồi mang vi khuẩn không triệu chứng. Cần chú ý những bệnh nhân không điển hình hoặc người mang khuẩn không triệu chứng là nguồn lây rất quan trọng về dịch tể.

Đường lây:

Lây qua đường hô hấp, thường lây qua tiếp xúc trực tiếp với nguồi mang khuẩn khi nói chuyện, dùng chung dụng cụ sinh hoạt như bát, đũa, ly, chén…Những người viêm mũi, họng thường hay mắc bệnh. Mọi người đều có thể mắc bệnh nhưng trẻ chưa có kháng thể dễ mắc bệnh hơn.

LÂM SÀNG:

Ủ bệnh từ 1-10 ngày (trung bình 5-7 ngày) Lâm sang của nhiễm não mô cầu rất đa dạng, có nhiều thể bệnh như: viêm mũi họng, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não…, cũng có thể bệnh kết hợp ở nhiều cơ quan.

Thể viêm mũi, họng:

Sốt đột ngột 38-390c , đau đầu, đau rát họng, sổ mũi nước trpong hoặc mủ, sốt kéo dài 1-3 ngày, đôi khi kéo dài 5-7 ngày.

Khám họng thấy xung huyết Amydal, màn hầu, xung huyết và phù nề thành sau của họng và có thể phủ một lớp mủ; niêm mạc mũi xung huyết và có mủ.

Xét nghiệm máu thấy bạch cầu ngoại vi tang chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính.

Diễn biến lành tính: viêm mũi họng kéo dài 5-7 ngày các hạch lympho  trở về trạng thái bình thường sau 14-16 ngày.

Thể nhiễm khuẩn huyết:

Nhiễm khuẩn huyết đơn thuần:

Bệnh khởi phát đột ngột và rầm rộ, sốt cao đột ngột 40-410 C. Sốt liên tục hoặc dao động mạnh, kèm theo những cơn rét run. Bệnh nhân kêu đau đầu, đau mỏi các cơ khớp toàn thân.

Phát ban: đây là một dấu hiệu có giá trị chẩn đoán cao. Ban được gọi là ban xuất huyết – hoại tử (tử ban) ban có thể xuất hiện rất sớm sau 5-10 giờ  hoặc muộn hơn sau vài ngày.Đặc điểm của ban: lúc đầu là những nốt dát sần giống như sởi sau vài giờ chuyển thành các đốm xuất huyết – hoại tử với 5 đặc điểm.

  • Ban ở toàn thân (nhất là trẻ em) nhưng thường xuất hiện ở các vị trí tận cùng của mạch máu như đầu các ngón, bàn tay, bàn chân, vành tai, cách mũi.
  • Ban to nhỏ không đều (từ 1-2mm đến 11-12 mm)
  • Ban có bờ nham nhở, không tròn, hinmhf dạng không nhất định (kiểu hình sao, hình bản đồ)
  •  Ban có xu hướng lan rộng ra, nối lại với nhau. Nốt to thường hoại tử đen, ở giữa nổi lên nốt phỏng nước rồi sau hóa mủ lẫn máu.
  • Ban mọc không cùng đợt mà xuất hiện liên tiếp nhau (có chỗ hoại tử nmhuwng có chỗ vẫn còn là dát sẩn) bệnh càng nặng thì nốt hoại tử càng nhiều và dính liền nhau thành mảng xuất huyết.

Toàn thân có dấu hiệu nhiễm trùng nhiễm độc nặng. Gan, lách to sờ mềm, huyết áp tụt.

Nhiễm khuẩn huyết kịch phát:

Bệnh nhân có biểu hiện nhiễm khuẩn huyết kèm theo sốc nội độc tố, diễn biến rất nhanh với các đặc điểm chính sau:

  • Ngay từ đầu nổi bật là sốc nội độc tố: huyết áp tụt, mạch nhanh nhỏ, da xanh tái, lạnh (nhiệt độ dưới 360 C) ra mồ hôi nhớp nháp, tiểu ít hoặc không tiểu.
  • Hội chứng xuất huyết xuất hiện sớm và nặng, ban xuất huyết hoại tử ngoài da xuất hiện từng mảng lớn và tiến triển nhanh. Kèm theo có xuất huyết niêm mạc và các phủ tạng.
  • Tiến triển thường nguy kịch và tử vong sau 1-2 ngày do trụy tim mạch và suy thận cấp.

Thể viêm màng não:

Viêm màng não đơn thuần, điển hình:

Viêm màng não thường xảy ra sau viêm mũi họng hoặc nhiễm khuẩn huyết nhưng cũng có thể là ngay những triệu chứng đầu tiên đã là triệu chứng của viêm màng não.

  • Hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc: sốt đột ngột 39-400 C. Có thể sốt liên tục, mệt mỏi đau đầu nhiều.
  • Hội chứng màng não: xuất hiện sớm và điển hình với đầy đủ các triệu chứng. Nhứt đầu dữ dội, nôn vọt, táo bón. Người bệnh thường nằm ở tư thế cò sung (gặp ở trẻ em), dấu hiệu cứng gáy.
  • Dịch não tủy: nếu điển hình  thì áp lực tăng cao, dịch đục, protein tăng cao, tế bào tăng cao chủ yếu là bạch cầu đa nhân.

Viêm màng não – não.

Ngoài những triệu chứng của viêm màng não đơn thuần thì nổi bật lên các triệu chứng của phù não kịch phát như hôn mê hoặc vật vã kích thích. Mạch chậm, huyết áp dao động có lúc tăng vọt, rối loạn hô hấp nặng. Bệnh nhân tử vong trong vài giờ đầu, hiếm hơn có thể tử vong sau đó vài ngày.

CHẨN ĐOÁN:

Giai đoạn sớm rất khó phân bịêt với bối cảnh một nhiễm virus cấp tính, nhất là khi không có viêm màng não. Tuy nhiên, triệu chứng gợi ý là nổi ban, khi ban đã trở thành ban xuất huyết hoại tử  thì bệnh cảnh đã khá rõ ràng.  Vì vậy cần dựa vào yếu tố dịch tễ, sốt cao đột ngột, rét run, viêm họng; hội chứng màng não hoặc tụt huyết áp. Nổi ban dạng xuất huyết hoại tử. xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch não tủy.

ĐIỀU TRỊ:

Do tính chất nghiêm trọng và tiến triển nhanh của bệnh, cần điều trị ngay khi nghi ngờ, hoặc chuyển cấp cứu lên tuyến trên lập tức (nếu bệnh đang ở tuyến xã).

Hiện nay vi khuẩn não mô cầu còn nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh.

Trước đây hay dùng Penicilin: liều lượng tùy theo thể bệnh

Viêm mũi họng 500.000 – 1 tr  UI/ ngày x 7 ngày.

Nhiễm khuẩn huyết 100 – 200 mg/ ngày.

Viêm màng não 200 – 400 mg/ ngày

Viêm màng não – não > 400mg/ ngày

Penicilline G vẫn là thuốc tốt nhất. Liều 200.000-300.000 UI/kg/ngày TM. Tối đa 24 triệu UI. Khi bệnh nhân dị ứng với Penicilline, có thể dùng Chloramphenicol 75- 100mg/kg/6 giờ TM. Tối đa 4g/ngày.

Ngoài ra có thể dùng Cephalosporine thế hệ ba như cefotaxime hay ceftriaxone. Liều: cefotaxime 150-200mg/kg/ngày TM (tối đa 12 g), Ceftriaxone : 75-100 mg/kg/ngày TM (tối đa 5g).

Phải luôn cảnh giác vì diễn tiến của bệnh rất nhanh, không tiên lượng trước được. Cần theo dõi rất thường xuyên trong 48 giờ đầu các chỉ số huyết áp, mạch, nhiệt độ, lưu lượng nước tiểu, tình trạng tưới máu, thông khí để phát hiện sốc.

PHÒNG BỆNH:

  • Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường 3 lần/ngày.
  • Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, nơi làm việc.
  • Chủ động tiêm phòng vắc xin phòng bệnh viêm màng não mô cầu tại các cơ sở y tế.

Các đối tượng cần tiêm chủng là trẻ từ 2-5 tuổi, thanh thiếu niên dưới 20 tuổi, và những đối tượng nguy cơ khác như nhân viên y tế thường tiếp xúc bệnh truyền nhiễm, những người làm việc ở nơi tập trung đông người tại các vùng có dịch, các vùng thường xảy ra dịch…

Giống như với bất kỳ các vắc xin nào khác, vắc xin viêm màng não mô cầu không có hiệu quả 100%. Có nghĩa rằng ngay cả khi đã được tiêm phòng, chúng ta vẫn có thể mắc bệnh viêm não mô cầu thuộc một nhóm khác nào đó. Vì vậy vấn đề phát hiện và điều trị sớm cũng là cách phòng bệnh hữu hiệu.

Sau tiêm vắc xin 10 ngày, cơ thể sẽ có miễn dịch bảo vệ và kháng thể này sẽ giảm vào năm thứ 3, do vậy sau 3 năm kể từ mũi tiêm đầu nên tiêm nhắc mũi 2 để duy trì khả năng bảo vệ lâu dài.


Tác giả: BS ÊBan Sơn

Tin liên quan

Tin mới

noData
Không có dữ liệu

Giới thiệu

Tin video

Liên kết website