A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Những điều cần biết về bệnh sởi

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp do virut sởi (thuộc nhóm Paramyxovirut) gây ra. Bệnh có đặc điểm lâm sàng là sốt, phát ban có chu kỳ. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em.

Vi rút sởi dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt. Ở 560C nó bị phá huỷ trong 30 phút, bị bất hoạt bởi ánh sáng, siêu âm và một số tác nhân lý hoá khác. Ngược lại vi rút sởi tự sống sót được trên 5 năm ở nhiệt độ   - 700C. Bệnh sởi xảy ra quanh năm, cao nhất vào mùa xuân và có khắp mọi nơi trên thế giới. Bệnh hay gây thành dịch, chu kỳ 3 - 4 năm 1 lần.

Vi rút sởi gây bệnh cho người qua  đường hô hấp trên, ngoài ra đường kết mạc cũng rất quan trọng. Với con đường truyền bệnh trực tiếp  qua những hạt nước bọt có chứa vi rút, vi rút sẽ tấn công vào niêm mạc mũi miệng, hầu hoặc khu trú ở niêm mạc, kết mạc mắt. Vi rút tự nhân lên trong biểu mô đường hô hấp và hệ thống hạch bạch huyết lân cận, sau đó qua hệ tuần hoàn và lan toả vào các tổ chức của cơ thể.

Khi vi rút xâm nhập vào đường hô hấp trên hoặc kết mạc, sau đó vi rút nhân lên tại niêm mạc và trong hạch bạch huyết. Vào ngày thứ 5 và 6 xảy ra sự nhiễm trùng ở các mô. Vào ngày thứ 11, các triệu chứng tiền triệu bắt đầu xuất hiện và đến khoảng ngày thứ 14 thì ban xuất hiện. Từ 24 - 48 giờ sau khi ban xuất hiện thì kháng thể cũng nhanh chóng xuất hiện.

Yếu tố nguy cơ:

Trẻ < 1 tuổi và trẻ lớn.

Trẻ bị suy dinh dưỡng.

Trẻ không được tiêm chủng.

Trẻ bị nhiễm HIV.

Lâm sàng

Giai đoạn ủ bệnh

Kéo dài 10 - 12 ngày. Chưa có triệu chứng đặc hiệu, có thể có sốt nhẹ  và dấu hiệu về đường hô hấp không rõ ràng.

Giai đoạn khởi phát (viêm, xuất tiết)

Kéo dài 3 - 4 ngày, sốt nhẹ hay vừa sau đó sốt cao 39 – 400C, dần dần các dấu hiệu lâm sàng rõ ràng hơn:

Viêm xuất tiết ở mũi - mắt: Chảy nước mắt nước mũi, ho, viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhem, sưng nề mi mắt

Xuất hiện dấu nội ban: Đó là các hạt Koplick, đó là các hạt trắng nhỏ như đầu đinh ghim, từ vài nốt đến vài chục thậm chí vài trăm nốt mọc ở niêm mạc má (phía trong miệng ngang răng hàm). Các hạt koplick chỉ tồn tại 24-48 giờ. Đây là dấu hiệu có giá trị chẩn đoán sớm và chắc chắc.

Phối hợp với những dấu hiệu không thường xuyên: Hạch lớn, ban thoáng qua, chán ăn, buồn nôn.

Giai đoạn toàn phát: (ban xuất hiện)

Ban mọc từ ngày thứ 4 – thứ 6. Ban dát sẩn, ban nhỏ hơi nổi gờ lên trên mặt da, giữa các ban là khoảng da lành. Ban mọc rải rác hay dính liền với nhau thành từng đám tròn 3-6 mm. Ban mọc theo thứ tự: ngày 1 mọc ở sau tai, lan ra mặt; ngày 2 lan xuống ngực, tay; Ngày 3 lan đến lưng và chân. Ban kéo dài 6 ngày rồi lặn theo thứ tự từ trên xuống như đã xuất hiện. Khi ban bắt đầu mọc dấu hiệu toàn thân nặng lên, sốt cao hơn, mệt hơn. Khi ban mọc đến chân nhiệt độ giảm dần, triệu chứng toàn than giảm dần rồi hết nếu không biến chứng.

Khi ban sởi bay, trên da bong vảy và để lai những nốt thâm đen không đồng đều, có hình ảnh giống da báo. Sau 7 - 10 ngày da trở lai bình thường .

Các biến chứng thường gặp

Đường hô hấp trên

Viêm mũi có mủ, viêm họng hồng ban. Viêm tai giữa là biến chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, xảy ra trong giai đoạn tiến triển của bệnh. Viêm thanh quản thường xuất hiện sớm.

Đường hô hấp dưới

Viêm phổi là một biến chứng phổ biến của sởi. Nó là hậu quả của:

Nhiễm trùng vi rút lan toả.

Bội nhiễm vi trùng như phế cầu, liên cầu, tụ cầu …

Phối hợp cả vi rút và vi khuẩn.

Viêm phổi tế bào khổng lồ, còn gọi là viêm phổi Hecht, là một viêm phổi kéo dài, nguy hiểm, đe doạ tử vong, thường xảy ra ở trẻ suy giảm miễn dịch.

Hệ thống thần kinh trung ương

Viêm não cấp hay viêm não tuỷ . Tần suất mắc bệnh 0.1 - 0.2% ở trẻ bị sởi nhưng hiếm gặp ở trẻ < 2 tuổi. Tỷ lệ tử vong khoảng 5 - 10%.

Sởi và HIV

Ở trẻ em bị nhiễm HIV, tỷ lệ tử vong do sởi cao hơn 10 lần so với trẻ bình thường. Ở Mỹ và châu Phi đều giống nhau về biến chứng và tử vong.

Tỷ lệ tử vong trong sởi có biến chứng viêm phổi ở nhóm HIV (+) khoảng 33 - 45%.

Viêm tai giữa

Xảy ra khoảng 10% bệnh nhân bị sởi, thường ở trẻ có tiền sử nhiễm trùng tai và sau đó có thể bị viêm tai xương chũm thứ phát.

Mắt

Viêm giác mạc, loét giác mạc, viêm mủ toàn mắt.

Đường tiêu hoá

Đau bụng không đặc hiệu do sự tăng sản lym pho ảnh hưởng đến hạch lym pho mạc treo ruột. Có thể có viêm ruột thừa cấp trong giai đoạn bệnh đang tiến triển. Ngoài ra có thể  ỉa chảy.

Sởi với bà mẹ mang thai

Giai đoạn thai nghén, nếu mắc sởi thì sẽ đưa đến hậu quả: Thai chết lưu, sẩy thai hoặc đẻ non nhưng không có dị tật bẩm sinh. Một số bệnh như: Hen, thận hư, chàm tạm thời có thể giảm trong giai đoạn bị nhiễm trùng sởi.

Suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng xuất hiện trong quá trình bệnh tiến triển là do lượng thức ăn đưa vào không đủ về chất và lượng vì trẻ chán ăn kèm theo miệng bị nhiễm trùng như cam tẩu mã, hoại thư, nhiễm nấm Candida hoặc nhiễm vi rút Herpes.

Điều trị và Chăm sóc

Trẻ bị sởi cần nằm nơi thoáng mát - Vệ sinh thân thể, cần phải chú ý 3 cơ quan: Mắt – Mũi - Miệng. Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Điều trị triệu chứng là chính.

Đối với cộng đồng phải giáo dục, tuyên truyền về tầm quan trọng của Chương Trình Tiêm Chủng Mở Rộng. Yêu cầu các bậc phụ huynh đưa con đi tiêm vắc xin đầy đủ. Vắc xin sởi là vắc xin sống được giảm độc lực dùng cho trẻ tử 6-9 tháng tuổi trở lên, có tác dụng bảo vệ cao. Vắc xin phòng bệnh sởi là một vắc xin bắt buộc trong “ Chương trình Tiêm chủng mở rộng ” ở nước ta hiện nay. Nhờ việc triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh sởi đồng bộ nên hiện nay tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi đã giảm khá nhiều.  

 


Tác giả: BS ÊBan Sơn

Tin liên quan

Tin mới

noData
Không có dữ liệu

Giới thiệu

Tin video

Liên kết website