A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Ung thư cổ tử cung

Đại cương:

Ung thư cổ tử cung thường do tế bào ung thư vảy gây ra bởi nhiễm virus papilloma người; ít gặp hơn, đó là ung thư biểu mô tuyến. Tân sinh cổ tử cung thì không có triệu chứng; triệu chứng đầu tiên của ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm thường không rõ, thường là chảy máu âm đạo hậu môn.

 Chẩn đoán bằng xét nghiệm Papanicolaou cổ tử cung và sinh thiết.

 Phân loại ung thư dựa vào lâm sàng

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phụ khoa phổ biến thứ 3 và là ung thư phổ biến thứ 8 ở phụ nữ tại Mỹ. Tuổi trung bình khi chẩn đoán là 50, nhưng ung thư có thể xảy ra sớm nhất là 20 tuổi. Tại Mỹ, nó đã gây ra khoảng 12.990 trường hợp mắc mới và 4.120 trường hợp tử vong vào năm 2016.

Ung thư cổ tử cung xuất phát từ ung thư nội biểu mô cổ tử cung (CIN), do nhiễm virus HPV các nhóm 16, 18, 31, 33, 35, hoặc 39.

  1. Các yếu tố nguy cơ thường gây ung thư cổ tử cung bao gồm:
  • quan hệ tình dục từ sớm
  • nhiều bạn tình
  • Hút thuốc lá
  • Suy giảm miễn dịch

Bất kể tiền sử về tình dục, các bác sĩ lâm sàng nên giả định rằng phụ nữ đã tiếp xúc với một người bị HPV vì nó rất phổ biến.

  1. Triệu chứng:

Ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm có thể không có triệu chứng.

Khi các triệu chứng xuất hiện, chúng thường bao gồm chảy máu âm đạo bất thường, thường là sau quan hệ nhưng cũng có thể xảy ra tự nhiên giữa chu kì. Các trường hợp ung thư nặng hơn có nhiều khả năng bị chảy máu tự nhiên và có thể gây ra tình trạng khí hư âm đạo hôi thối hoặc đau vùng chậu.

Ung thư khi lan rộng hơn nữa có thể gây ra tắc nghẽn hệ tiết niệu, đau lưng, và sưng chân do tắc tĩnh mạch hoặc bạch huyết.

Khám Lâm sàng:  Sang thương ở cổ tử cung có thể là chồi sùi, hình bông cải hoặc loét. Trường hợp sang thương nhỏ, có thể nhìn thấy được toàn bộ sang thương, tuy nhiên khó có thể đánh giá hết được sang thương nếu đã lan rộng vượt ra khỏi cổ tử cung, xâm lấn vào bàng quang, trực tràng hoặc vùng chu cung.

  1. Chẩn đoán:
    1. Xét nghiệm tầm soát:

Thực hiện Pap smear định kỳ giúp làm giảm 90% các trường hợp tử vong do ung thư cổ tử cung.

Vắc xin HPV có tiềm năng lớn để loại bỏ Ung thư CTC.

    1. Hình ảnh Ung thư cổ tử cung bằng soi CTC

    1. Xét nghiệm khẳng định: Sinh thiết tế bào CTC.
  1. Điều trị:
  • Cắt bỏ hoặc trị liệu hoặc xạ trị nếu không lan đến các mô lân cận xung quanh hoặc xa hơn

Thủ thuật cắt bằng vòng điện (LEEP)

  • Điều trị xạ và hóa chất nếu có lan đến các mô lân cận xung quanh hoặc xa hơn
  • Điều trị hoá chất khi có di căn và tái phát

Điều trị ung thư cổ tử cung có thể bao gồm phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Nếu phẫu thuật cắt bỏ tử cung được chỉ định nhưng bệnh nhân không thể chịu được thì nên sử dụng phương pháp xạ trị phối hợp với hóa chất

  1. Phòng bệnh:
    1. Xét nghiệm Pap

Xét nghiệm sàng lọc định kỳ xét nghiệm Pap thường được khuyến cáo như sau:

  • Từ 21 đến 30 tuổi: Thường 3 năm một lần cho xét nghiệm Pap (xét nghiệm HPV thường không khuyên dùng)
  • Tuổi từ 30 đến 65: Mỗi 3 năm một lần nếu chỉ làm xét nghiệm Pap hoặc mỗi 5 năm nếu xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV cùng được thực hiện (thường xuyên hơn ở những phụ nữ có nguy cơ cao về ung thư cổ tử cung)
  • Sau tuổi 65: Không cần làm xét nghiệm nữa nếu kết quả xét nghiệm bình thường trong 10 năm trước

Nếu phụ nữ đã được phẫu thuật cắt tử cung do một nguyên nhân khác không phải ung thư và không có kết quả xét nghiệm Pap bất thường thì việc sàng lọc không được chỉ định. (Xem thêm Cervical Cancer Screening Guidelines.)

Xét nghiệm HPV là phương pháp đánh giá tiếp theo cho tất cả phụ nữ có ASCUS (các tế bào vảy không điển hình ý nghĩa không xác định), phát hiện không kết luận được bằng xét nghiệm Pap. Nếu xét nghiệm HPV cho thấy người phụ nữ không nhiễm HPV, việc sàng lọc nên được tiếp tục định kỳ theo các khoảng thời gian quy định. Nếu có HPV, cần phải nội soi cổ tử cung.

    1. Vắc xin HPV

Phòng bệnh Vắc-xin HPV bao gồm

  • Một vắc xin hai trong một bảo vệ chống lại các phân nhóm phụ 16 và 18 (gây ra hầu hết các loại ung thư cổ tử cung)
  • Một vắc xin bốn trong một bảo vệ chống lại các phân nhóm phụ 16 và 18 cộng với 6 và 11
  • Vắc xin chín trong một bảo vệ chống lại các phân nhóm giống như vacxin 4 trong 1 cộng thêm phân nhóm 31, 33, 45, 52, và 58 (gây ra khoảng 15% ung thư cổ tử cung)

Phân nhóm phụ 6 và 11 gây > 90% chứng mụn cóc sinh dục nhìn thấy được.

Các vắc xin nhằm mục đích ngăn ngừa ung thư cổ tử cung nhưng không điều trị nó. Đối với bệnh nhân > 15 tuổi, ba liều được tiêm trên 6 tháng (ở 0, 1 đến 2 và 6 tháng). Đối với bệnh nhân <15 tuổi, hai liều được tiêm từ 6 đến 12 tháng. Thuốc chủng ngừa được khuyến cáo cho nam và nữ, lý tưởng là trước khi họ quan hệ tình dục. Khuyến cáo tiêu chuẩn là nên tiêm vắc-xin cho bé trai và bé gái từ 11 đến 12 tuổi, nhưng việc tiêm phòng có thể bắt đầu vào 9 tuổi.

Những điểm chính

  • Xem xét ung thư cổ tử cung nếu phụ nữ có kết quả xét nghiệm Pap bất thường, tổn thương cổ tử cung có thể nhìn thấy, hoặc bất thường, đặc biệt là chảy máu âm đạo sau quan hệ.
  • Làm sinh thiết để xác định chẩn đoán.
  • Giai đoạn lâm sàng của ung thư cổ tử cung được đánh giá bằng sinh thiết, khám vùng chậu và chụp X-quang ngực, và nếu giai đoạn > IB1, sử dụng PET / CT, MRI, hoặc CT để xác định di căn.
  • Cách điều trị là phẫu thuật cắt bỏ ung thư giai đoạn sớm (thường từ giai đoạn IA đến IB1), xạ trị cùng với hóa trị liệu cho ung thư tiến triển tại chỗ (thường giai đoạn IB2 đến IVA), và hóa trị liệu cho ung thư di căn xa.
  • Sàng lọc tất cả phụ nữ bằng cách làm xét nghiệm Pap và HPV theo thời gian quy định.
  • Đề nghị tiêm phòng HPV cho bé gái và bé trai.

 

Tài liệu tham khảo

  • 1. Querleu D, Morrow CP: Classification of radical hysterectomy. Lancet Oncol 9 (3):297–303, 2008. doi: 10.1016 / S1470-2045 (08) 70074-3.
  • 2. Tewari KS, Sill MW, Long HJ III: Improved survival with bevacizumab in advanced cervical cancer. N Engl J Med 370 (8):734-743, 2014. doi: 10.1056 / NEJMoa1309748.
  • 3. Sổ tay sản phụ khoa, ấn bản lần 4. Errol R.Norwitz và john O.Shorge.©2013 John Wiley & Sons, Ltd. Sdmedia phát hành năm 2014.

Địa điểm khám sàng lọc:

Khoa sức khỏe sinh sản – Phòng khám đa khoa, cơ sở 2, Nghĩa Trung, Gia nghĩa, Đăk Nông (Đối diện Bệnh viện đa khoa tỉnh)


Tác giả: BS Thu Huyền - Khoa SKSS - TT KSBT

Tin liên quan

Tin mới

Giới thiệu

Tin video

Liên kết website