A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Nâng cao chất lượng, hiệu quả việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Đắk Nông năm 2025

Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo các cơ quan Nhà nước, nhất là người đứng đầu, cán bộ, công chức, viên chức, các tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong việc cung cấp và sử dụng có hiệu quả dịch vụ công trực tuyến, góp phần thực hiện nhanh tiến trình chuyển đổi số của quốc gia. Mọi người dân đều được cung cấp thông tin, được hướng dẫn, hỗ trợ, phổ cập kiến thức và kỹ năng sử dụng dịch vụ công trực tuyến để có khả năng tự sử dụng dịch vụ công trực tuyến một cách thuận tiện, nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu cá thể hóa. Đồng thời tích cực tham gia, phản hồi để cơ quan nhà nước nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Ngày 22/01/2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành Kế hoạch số 58/KH-UBND về việc nâng cao chất lượng, hiệu quả việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Đắk Nông năm 2025 với những mục tiêu cụ thể như: 100% các Sở, Ban, ngành, địa phương, cơ quan báo chí truyền thông hàng năm thực hiện tuyên truyền về dịch vụ công trực tuyến trên cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị; 50% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến; Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình và tỷ lệ hồ sơ trực tuyến trên tổng số hồ sơ tiếp nhận, giải quyết TTHC: Đối với các Sở, Ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan đạt tối thiểu 85%; đối với UBND các huyện, thành phố (bao gồm cả cấp xã) đạt tối thiểu 55%; Tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến toàn trình đối với các Sở, Ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan tối thiểu 70%, đối với UBND các huyện, thành phố (bao gồm cả cấp xã) đạt tối thiểu 60%; Tỷ lệ thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia trên tổng số giao dịch thanh toán của dịch vụ công tối thiểu 45%; Tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC tối thiểu 80%.

UBND tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chỉ đạo thực hiện rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thành phần hồ sơ và tối ưu hóa quy trình giải quyết TTHC trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin. Phát huy tối đa khả năng, ưu thế của các loại hình thông tin, thực hiện đa kênh, đa nền tảng trong tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về dịch vụ công trực tuyến để người dân, doanh nghiệp biết, hiểu, tin và chuyển biến thành hành động.  Đa dạng hóa nội dung và hình thức tuyên truyền, phổ biến về dịch vụ công trực tuyến, trong đó chú trọng ứng dụng các công nghệ số để triển khai các hoạt động tuyên truyền chủ động, tự động, hiệu quả và bền vững.

Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên cả hai phương diện: Tăng tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến và tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến thực tế phát sinh; gia tăng sự tin tưởng của người dân vào bộ máy hành chính Nhà nước nói chung và quá trình tiếp nhận, xử lý, trả kết quả hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) nói riêng. Qua đó, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của tỉnh, xây dựng chính quyền số và xã hội số ngày càng toàn diện.

Việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cần bảo đảm nguyên tắc lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ; tận dụng tối đa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành trung ương và của tỉnh phục vụ giải quyết TTHC một cách hiệu quả. Bảo đảm đồng bộ với việc triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ; Đề án Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, đính hướng đến năm 2030./. 


Tác giả: Ngọc Chinh

Tin liên quan

Tin mới

noData
Không có dữ liệu

Giới thiệu

Tin video

Liên kết website