A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường công tác quản lý hoạt động quảng cáo, kinh doanh thuốc qua mạng xã hội

Trong thời gian vừa qua, một số cơ sở sản xuất, kinh doanh đã lợi dụng hình ảnh của người nổi tiếng, sử dụng các danh hiệu như “nhà thuốc gia truyền”, “danh y”, “thần y” để quảng cáo các sản phẩm có tác dụng như thuốc để điều trị các bệnh mạn tính như xương khớp, huyết áp, tiểu đường, bệnh về mắt....trên các mạng xã hội. Các sản phẩm này chưa được Bộ Y tế cấp phép sản xuất và lưu hành tại Việt Nam. Việc quảng cáo, sản xuất, buôn bán các loại sản phẩm chưa được kiểm nghiệm, chưa được cấp phép lưu hành có nguy cơ gây nguy hại cho sức khỏe, thiệt hại về kinh tế cho người tiêu dùng, gây bất an cho xã hội và vi phạm các quy định tại Luật Dược số 105/2016/QH13.

Nhằm ngăn chặn và phòng ngừa việc quảng cáo, sản xuất, buôn bán, các loại sản phẩm nói trên, Bộ Y tế ban hành Công văn số 286/BYT-QLD, ngày 18/01/2023 về việc Tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo, kinh doanh thuốc qua các mạng xã hội. Thực hiện công văn của Bộ Y tế, ngày 02/2/2023 Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông ban hành Công văn số 7574/UBND-KGVX về việc Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra chất lượng thuốc, đấu tranh chống thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc. Trong đó, chú trọng đến công tác điều tra, triệt phá, xử lý các đường dây, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc trái phép. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cho người dân về tác hại của việc tự mua thuốc điều trị; tuyên truyền, vận động người dân đến khám bệnh và điều trị tại các cơ sở y tế, tuân thủ phác đồ điều trị của thầy thuốc. Trong trường hợp cần mua thuốc, người dân cần đến các cơ sở bán lẻ thuốc đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và  thuốc bán ra phải có nguồn gốc rõ ràng, có hóa đơn, chứng từ liên quan theo quy định./.


Tác giả: Nhật Nguyên

Tin liên quan

Tin mới

Giới thiệu

Tin video

Liên kết website