A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh Dại

Ngày 23/4/2024, Sở Y tế Đăk Nông ban hành công văn số 1170/SYT-NVYD về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh Dại. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, trong vòng 4 ngày (từ ngày 13/4 đến ngày 16/4), trên địa bàn tỉnh Đăk Nông ghi nhận 06 trường hợp bị chó Dại và nghi Dại cắn (huyện Đăk Mil: 01 trường hợp; Đăk Song: 01 Trường hợp; Đăk R’Lấp: 02 trường hợp; Tuy Đức: 02 trường hợp).

Bệnh nhân là L.T. H, sinh năm 2012, học sinh lớp
6A4 Trường Trung học Cơ Sở Lê Quý Đôn - xã Trường Xuân, huyện Đăk Song.

Để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bệnh Dại, khống chế dịch bệnh, không để xảy ra các trường hợp tử vong do bệnh Dại, Sở Y tế kính đề nghị các đơn vị, sở, ngành liên quan trên địa bàn phối hợp triển khai thực hiện một số nội dung nhằm tăng cường công tác phòng, chống bệnh Dại.

Theo đó,  Sở Y tế đề nghị lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  chỉ đạo Chi cục Phát triển nông nghiệp phối hợp hướng dẫn các địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên động vật; triển khai lấy mẫu giám sát sau tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật nuôi; thực hiện tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo bảo đảm đạt tỷ lệ theo quy định; giám sát bệnh Dại, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh Dại, chia sẻ thông tin và phối hợp điều tra, xử lý ổ dịch. Tất cả những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh Dại trên động vật phải được lấy mẫu và gửi đến Chi cục Thú Y vùng V để xét nghiệm bệnh Dại. Ngoài ra, Sở Y tế cũng đề nghị lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  thành lập các đoàn công tác tổ chức kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị trực thuộc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Dại. Đồng thời tăng cường công tác phối hợp liên ngành y tế và thú y nhằm giám sát, phát hiện sớm các trường hợp bị động vật nghi dại cào/cắn.

Đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố cần chỉ đạo UBND các xã/phường tăng cường công tác quản lý chó, mèo, thống kê chính xác số hộ nuôi và tổng đàn chó, mèo; chỉ đạo xử lý triệt để tình trạng chó thả rông trên địa bàn cấp xã; hướng dẫn, yêu cầu chủ hộ cam kết thực hiện khai báo và nuôi nhốt chó, mèo, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y; phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo bảo đảm đạt tỷ lệ theo quy định; xử lý nghiêm theo quy định các trường hợp không chấp hành việc tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo nuôi. Bên cạnh đó cần thực hiện nghiêm chế độ báo cáo, cập nhật số liệu vào số quản lý chó, mèo nuôi tại địa phương; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại; các biểu hiện của người và động vật mắc bệnh Dại và biện pháp xử lý, phòng, chống bệnh Dại ở người và động vật.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố cần chỉ đạo phòng Y tế các huyện, thành phố phối hợp với Trung tâm Y tế, Trung tâm Dịch vụ - Kỹ thuật nông nghiệp thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Quyết định số 1820/QĐ-UBND ngày 30/12/2023 về phê duyệt Kế hoạch xây dựng vùng an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2024-2030.

Sở Y tế yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố chủ động phát hiện, giám sát chặt chẽ các trường hợp bị chó, mèo mắc Dại hoặc nghi Dại cào/cắn tại cơ sở điều trị và cộng đồng để hướng dẫn, tư vấn điều trị dự phòng kịp thời; phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác truyền thông trực tiếp, gián tiếp về đặc điểm, tính chất nguy hiểm của bệnh Dại; hướng dẫn người dân cách sơ cứu ban đầu ngay khi bị cắn, mèo cắn; hướng dẫn người dân đến ngay cơ sở y tế để được điều trị dự phòng bằng vắc xin, tuyệt đối không sử dụng các kỹ thuật chưa được Bộ Y tế công nhận./.


Tác giả: An Phú

Tin liên quan

Tin mới

Giới thiệu

Tin video

Liên kết website