A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động chuyên môn trong ngành Y tế

Tham nhũng trong ngành Y tế của Việt Nam hiện ở nhiều cấp độ, có tính chất nghiêm trọng, được tìm thấy trong cả 3 lĩnh vực quản lý nhà nước, dịch vụ tại cơ sở y tế và quản lý bảo hiểm y tế. Đó là đánh giá của các chuyên gia tại phiên Đối thoại về phòng chống tham nhũng lần thứ 6 được tổ chức vào năm 2019 tại Hà Nội.

3 lĩnh vực được coi là có nguy cơ tham nhũng cao trong ngành Y tế, thứ nhất là công tác quản lý nhà nước, từ việc cấp phép, mua sắm, tuyển dụng và thăng chức tới quản lý tài chính. Lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng thứ hai là cung cấp dịch vụ tại các cơ sở y tế và mối quan hệ với các cán bộ trong ngành y tế. Có nhiều khả năng xảy ra tiêu cực trong lĩnh vực này như những khoản chi không chính thức, lạm dụng kiến thức nghề nghiệp, đối xử cực đoan và kê đơn quá nhiều loại thuốc vì “ăn rơ” giữa nhân viên y tế và các công ty dược. Lĩnh vực thứ ba là bảo hiểm y tế. Việc lạm quyền thông qua bảo hiểm y tế có thể thấy rõ trong quan hệ giữa nhà bảo hiểm và các bác sĩ cũng như nhà bảo hiểm và các bệnh nhân.

Tại hội nghị Phổ biến, triển khai công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực y tế và tập huấn nâng cao nghiệp vụ công tác thanh tra y tế năm 2022, đồng chí Phạm Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ 5 (Ban Nội chính Trung ương) cho rằng, để góp phần giải quyết và hạn chế vấn đề tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực y tế cần triển khai nhiều giải pháp đồng bộ như: Xây dựng chế độ đãi ngộ tốt, xứng đáng cho nhân viên ngành Y tế. Chỉ có đãi ngộ tốt mới thu hút và giữ chân được cán bộ y tế cống hiến; Người đứng đầu các đơn vị nên chủ động lãnh đạo, chỉ đạo hoặc trực tiếp kiểm tra, kiểm soát và xử lý từ đầu, không để các vi phạm nhỏ tích tụ thành lớn; Xử lý kịp thời các tố cáo tiêu cực, nhũng nhiễu trong lĩnh vực y tế; Chú trọng giải pháp về công tác cán bộ. Thường xuyên tổ chức học tập, nghiên cứu, phố biến các văn bản pháp luật liên quan đến phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực y tế; Phối hợp, kịp thời cung cấp thông tin và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền trong quá trình phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực y tế.

Cũng tại hội nghị này, đại diện người lao động trong lĩnh vực y tế, đồng chí Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam chia sẻ: Cần tăng cường chống tham nhũng, tiêu cực nhưng cũng cần điều chỉnh chính sách đối với cán bộ, y bác sĩ cho phù hợp với những vất vả, khó khăn, cống hiến của thầy thuốc. Bác sĩ ngay khi ra trường nên được hưởng 100% lương bậc 1 cũng như chế độ thâm niên nghề nên xem xét cho bác sĩ. Bên cạnh đó cần có chính sách thu hút, đãi ngộ tương xứng trong quá trình công tác nhằm tạo động lực thúc đẩy tinh thần yên tâm làm việc, cống hiến của đội ngũ thầy thuốc.

Xác định công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực (TC) là hoạt động quan trọng, có tính bản lề quyết định sự thành công trong việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành, ngày 04/4 vừa qua, Sở Y tế tỉnh Đăk Nông đã ban hành kế hoạch thực hiện công tác  PCTN, TC năm 2024 và yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành xây dựng kế hoạch thực hiện công tác PCTN bằng những giải pháp cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị để tổ chức thực hiện hiệu quả, thiết thực chương trình. Theo đó, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN đến mỗi công chức, viên chức, người lao động; thực hiện việc kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời đề xuất xây dựng, ban hành, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật theo quy định.

Mục đích mà Sở Y tế hướng tới toàn ngành thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về PCTN, trọng tâm là Luật PCTN năm 2018 và các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, Ban Chỉ đạo PCTN, TC; các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch của Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo PCTN, TC tỉnh và UBND tỉnh về công tác PCTN, TC. Qua đó nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, của Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị và đội ngũ cán bộ công chức, viên chức (CBCCVC) trong việc quán triệt, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về công tác PCTN, TC; xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng tiêu cực trong CBCCVC, đảng viên và nhân dân. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đối  với  công  tác đấu  tranh  PCTN,  TC gắn hoạt động quản lý nhà nước về PCTN, TC; phát hiện, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, góp phần giữ vững chính trị - xã hội nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích, vận động Nhân dân, doanh nghiệp tham gia tích cực vào việc phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác các hành vi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, kịp thời cung cấp thông tin cho cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền để xem xét, xử lý theo quy định.

Trong rất nhiều giải pháp thực hiện, Sở Y tế chú trọng giải pháp phòng ngừa tham nhũng, trong đó tập trung vào các hoạt động cụ thể như công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị; Xây dựng các chế độ định mức, tiêu chuẩn phù hợp; Thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức công vụ của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan tổ chức, đơn vị; Cải  cách  hành  chính, ứng  dụng  khoa  học  công  nghệ, thanh  toán không dùng tiền mặt; Chuyển đổi vị trí công tác trong cơ quan, đơn vị; …


Tác giả: Hồ Long

Tin liên quan

Tin mới

Giới thiệu

Tin video

Liên kết website