A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Phục hồi chức năng là một trong các lĩnh vực không thể thiếu của hệ thống y tế hoàn chỉnh

Sau 20 năm triển khai thực hiện, hệ thống các cơ sở y tế từng bước được hoàn thiện và dần ổn định từ tỉnh đến cơ sở. Ngành Y tế đã thực hiện sắp xếp lại các cơ sở y tế thuộc lĩnh vực dự phòng, thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh trên cơ sở sáp nhập 05 đơn vị dự phòng tuyến tỉnh theo tinh thần của Nghị quyết 19/NQ-TW. Trung tâm Y tế huyện, thành phố đa chức năng trên cơ sở sáp nhập 03 đơn vị y tế tuyến huyện gồm Bệnh viện đa khoa huyện, Trung tâm Y tế huyện và Trung tâm Dân số huyện và trực tiếp quản lý các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn. Dịch vụ y tế ngày càng mở rộng và chất lượng ngày càng được nâng cao, nhiều dịch vụ kỹ thuật y tế chất lượng được triển khai, y tế cơ sở được đầu tư về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị; tỷ lệ bệnh nhân hài lòng với chất lượng khám, chữa ngày một tăng lên, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Hoạt động phục hồi chức năng trên địa bàn tỉnh đang từng bước hoàn thiện

Tình hình hoạt động phục hồi chức năng trong hệ thống y tế tại tỉnh còn gặp nhiều khó khăn và thách thức do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh không có khoa phục hồi chức năng (tại Bệnh viện đa khoa tỉnh cũng như Trung tâm Y tế các huyện), toàn tỉnh không có cơ sở chuyên khoa phục hồi chức năng tư nhân; chỉ lồng ghép hoạt động phục hồi chức năng vào khoa Y học cổ truyền hoặc thực hiện thêm danh mục kỹ thuật phục hồi chức năng trong phòng khám Y học cổ truyền tư nhân. Nguồn nhân lực phục vụ cho lĩnh vực phục hồi chức năng còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, toàn tỉnh chỉ có 13 Kỹ thuật viên (KTV) phục hồi chức năng (Bệnh viện đa khoa tỉnh có 07 KTV, Trung tâm Y tế huyện Cư Jút có 04 KTV, Trung tâm Y tế huyện Đắk Mil có 01 KTV, Trung tâm Y tế huyện Đắk R’Lấp có 01 KTV), nguồn nhân lực còn lại chủ yếu là các Bác sĩ Y học cổ truyền, Y sĩ Y học cổ truyền được đào tạo thêm kỹ thuật chuyên khoa phục hồi chức năng (Toàn tỉnh có 19 Bác sĩ được đào tạo chứng chỉ phục hồi chức năng (Bệnh viện đa khoa tỉnh 07 Bác sĩ, Trung tâm Y tế huyện Đắk Mil 03, Trung tâm Y tế huyện Đắk R’Lấp 02, Trung tâm Y tế huyện Cư Jút 02, Trung tâm Y tế huyện Đắk Song 02, Trung tâm Y tế thành phố Gia Nghĩa 03). Có 61 Y sĩ được đào tạo chứng chỉ phục hồi chức năng (Trung tâm Y tế huyện Đắk Mil 14 (06 TTYT, 08 TYT), Trung tâm Y tế huyện Cư Jút 13 (05 TTYT, 08 TYT), Trung tâm Y tế huyện Đắk Song 11 (03 TTYT, 08 TYT), Trung tâm Y tế huyện Đắk RLấp 08 tại TYT, Trung tâm Y tế huyện Đắk Glong 08 (01 TTYT, 07 TYT), Trung tâm Y tế huyện Tuy Đức 06 tại TYT, Trung tâm Y tế thành phố Gia Nghĩa 01 (TYT)). Trang thiết bị phục vụ cho phục hồi chức năng và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng chưa được đầu tư do chưa hình thành tổ chức cũng như nguồn nhân lực chỉ đảm bảo thực hiện danh mục kỹ thuật cơ bản nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân cũng như chăm sóc cho người khuyết tật trên địa bàn.

Công tác chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại cộng đồng tỉnh Đắk Nông không thuộc Dự án của Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số nên công tác phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho người khuyết tật tại địa phương thực hiện theo Bộ tiêu chí quốc gia về Y tế xã, phường. Tỉnh Đắk Nông đã triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến công tác phục hồi chức năng như: Thực hiện việc quản lý, chăm sóc cho người khuyết tật tại các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn; Người khuyết tật được thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1năm/lần; Thực hiện biện pháp khám bệnh, chữa bệnh phù hợp cho người khuyết tật, ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng, trẻ em khuyết tật, người cao tuổi khuyết tật, phụ nữ khuyết tật có thai theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; Tổ chức tư vấn biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm khuyết tật, xác định khuyết tật bẩm sinh đối với trẻ sơ sinh để kịp thời có biện pháp điều trị và chỉnh hình, phục hồi chức năng phù hợp.

Nước ta đang phấn đấu duy trì và phát triển mạng lưới phục hồi chức năng phù hợp với quy hoạch hệ thống y tế, điều kiện kinh tế, xã hội và tiến tới ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Đồng thời, phát triển dịch vụ phục hồi chức năng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh, người có công với cách mạng và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

Có thể nói phục hồi chức năng là một trong các lĩnh vực không thể thiếu của hệ thống y tế hoàn chỉnh; là dịch vụ y tế dành cho người khuyết tật và bất kỳ người dân nào có vấn đề sức khỏe, bị khiếm khuyết hoặc chấn thương cấp tính hoặc mãn tính, khiến hoạt động chức năng bị hạn chế, đảm bảo được tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng có chất lượng, toàn diện, liên tục và công bằng để nâng cao sức khỏe, góp phần phát triển xã hội bền vững. Chính vì vậy việc có những định hướng phát triển lâu dài cho hoạt động phục hồi chức năng là rất cần thiết trong bối cảnh ý tế ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, đáp ứng mọi nhu cầu của người dân./.


Tác giả: Ngọc Vân

Tin liên quan

Tin mới

Giới thiệu

Tin video

Liên kết website