A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại Đăk Glong gặp nhiều khó khăn

Đề án “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển” được triển khai với mục tiêu từng bước nâng cao nhận thức của người dân về xã hội hóa các phương tiện tránh thai, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng phương tiện tránh thai; cung ứng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản (KHHGĐ/SKSS) chất lượng cho người dân nhằm giảm tỷ lệ sinh, tiến tới duy trì mức sinh thay thế; đảm bảo sự công bằng xã hội và tính bền vững của chương trình Dân số - KHHGÐ. Bên cạnh đó, Đề án nhằm tuyên truyền, vận động, tạo môi trường xã hội đồng thuận thúc đẩy xã hội hóa và phát triển thị trường phương tiện tránh thai, quảng bá sản phẩm của xã hội hóa phương tiện tránh thai. Tại Đăk Glong, Ðề án được triển khai thực hiện tại 7 xã trên địa bàn huyện.

Bước đầu triển khai thực hiện, công tác xã hội hóa phương tiện tránh thai gặp nhiều khó khăn, chưa huy động được sự tham gia của cộng đồng. Vốn dĩ Đăk Glong là huyện nghèo, trên 70% là người dân tộc thiểu số; điều kiện kinh tế người dân rất khó khăn nên là địa phương được thụ hưởng nhiều chương trình hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe miễn phí. Điển hình như Chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGÐ/chăm sóc SKSS miễn phí đến vùng đông dân có mức sinh cao, vùng khó khăn… Bên cạnh đó, ý thức về chăm sóc sức khỏe nói chung của người dân còn nhiều hạn chế. Người dân tại đây đã quen với việc được Nhà nước “bao cấp, miễn phí” các gói dịch vụ KHHGÐ/SKSS. Vì vậy việc xã hội hóa phương tiện tránh thai, nhất là các biện pháp tránh thai lâm sàng (dụng cụ tử cung, tiêm tránh thai, thuốc cấy tránh thai...) chưa được người dân hưởng ứng, thực hiện.

Bệnh nhân đang điều trị tại BVĐK huyện Đăk G'long

          Để thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại địa bàn, thời gian qua, huyện Đăk Glong đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Ðảng chính quyền các cấp, đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm thay đổi nhận thức cũng như hành vi của người dân, đặc biệt là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, thanh niên, vị thành niên, người có nhu cầu sử dụng nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi hành vi từ việc được sử dụng phương tiện tránh thai miễn phí sang tự chi trả dịch vụ KHHGĐ/SKSS. Phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện truyền thông về sự cần thiết, lợi ích và hiệu quả của việc thực hiện xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, tạo dư luận xã hội đồng tình ủng hộ theo cơ chế xã hội hóa các phương tiện tránh thai phù hợp với điều kiện của người dân.

          Nhờ triển khai đồng bộ, kịp thời những giải pháp trên, hiện nay nhiều cặp vợ chồng đã chuyển đổi thói quen từ nhận miễn phí sang tự chi trả một phần chi phí dịch vụ KHHGĐ/SKSS để giảm gánh nặng cho nhà nước. Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và số người sử dụng các biện pháp tránh thai đang ngày càng tăng lên. Đặc biệt là tỷ lệ tảo hôn, mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai ở tuổi vị thành niên, thanh niên chưa lập gia đình cũng giảm rõ rệt. Xã hội hóa các Phương tiện tránh thai, chăm sóc sức khỏe sinh sản tại địa bàn huyện Đăk Glong đã góp phần đa dạng hóa các dịch vụ KHHGĐ/CSSKSS và nâng cao chất lượng Dân số.

 


Nguồn:syt.daknong.gov.vn Copy link

Tin liên quan

Tin mới

noData
Không có dữ liệu

Giới thiệu

Tin video

Liên kết website