A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Bệnh đậu mùa khỉ có tỷ lệ mắc cao ở nam giới

Bệnh đậu mùa khỉ là căn bệnh mới đang gây xôn xao trên khắp thế giới vì căn bệnh này có tỷ lệ tử vong cao, chiếm từ 3-6% trong tổng số ca mắc. Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh do vi rút đậu mùa khỉ gây ra, là bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền từ động vật sang người và từ người sang người. Thời gian ủ bệnh của bệnh đậu mùa khỉ có thể kéo dài từ 6-13 ngày hoặc ở phạm vi dài hơn từ 5-21 ngày. Sau đó các triệu chứng đầu tiên xuất hiện trên cơ thể người bệnh, bao gồm nhiều dấu hiệu giống bệnh đậu mùa như sốt, nhức đầu, đau cơ, đau lưng, ớn lạnh, các tổn thương lan rộng trên da, nối mủ và vỡ ra… Ngoài ra, một số người bệnh sẽ không có biểu hiện ra ngoài các triệu chứng nêu trên nhưng vẫn có thể truyền vi rút đậu mùa khỉ cho người khác.

 

Tại Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Y tế, từ tháng 7/2023 đến nay, cả nước đã ghi nhận 199 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ tại 8 tỉnh, thành phố, trong đó có 8 ca tử vong. Tại thành phố Hồ Chí Minh được ghi nhận có số ca mắc cao nhất tại khu vực phía nam với 156 ca (06 ca tử vong). Các chuyên gia nhận định, đường lây truyền của bệnh đậu mùa khỉ từ người sang người là qua tiếp xúc trực tiếp, đường máu và bao gồm cả tiếp xúc tình dục. Bệnh đậu mùa khỉ không lây qua hô hấp nên không gây dịch như cúm và Covid -19. Tuy nhiên, bất cứ ai có tiếp xúc vật lý gần gũi với người có nguy cơ lây nhiễm đều có nguy cơ nhiễm bệnh và các ca bệnh đầu mùa khỉ có tỷ lệ mắc cao nhất ở nam giới, chiếm 92,9% trong tổng số các ca mắc. Tại thành phố Hồ Chí Minh, trong 7 tháng đầu năm 2024, ghi nhận 49 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và không có trường hợp nào tử vong. Trong đó, 100% ca mắc đậu mùa khỉ ghi nhận ở nam giới với độ tuổi từ 18 -53 tuổi, trong đó, độ tuổi ghi nhận ca mắc nhiếu nhất là 30-39 tuổi.

Theo số liệu trên cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh đậu mùa khỉ ở nam giới khá cao. Các chuyên gia y tế nhận định có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mắc bệnh đậu mùa khỉ cao ở nam giới. Nguyên nhân, vi rút bệnh đậu mùa khỉ lây lan qua các tổn thương trên da do tiếp xúc với dịch cơ thể, các giọt bắn từ đường hô hấp và các vật dụng bị nhiễm vi rút của người bệnh như chăn, ga, gối, đệm. Do vậy, việc một người lành tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh đang có biểu hiện nghi ngờ mà có tương tác qua các con đường trên thì nguy cơ cao xảy ra lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ. Ngoài ra, so với một số vi rút của bệnh lây nhiễm khác thì vi rút đậu mùa khỉ có khả năng lây lan kém hơn so với vi rút Covid -19 nhưng mạnh hơn nhiều so với vi rút HIV bằng nhiều hình thức lây khác nhau. Việc quan hệ không lành mạnh giữa nam giới và nam giới gây ra những tổn thương cho da, niêm mạc tạo điều kiện cho vi rút đậu mùa khỉ dễ lây lan từ người bệnh sang người lành.

Theo thực tế số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ hiện nay trên thế giới không chỉ giới hạn ở nam giới có quan hệ tình dục đồng tính mà bất kỳ ai tiếp xúc gần với người bị lây nhiễm đều có nguy cơ mắc bệnh. Tiếp xúc gần với những người mắc bệnh đều có thể mắc bệnh đậu mùa khỉ bao gồm cả trẻ em, người mang thai và những người có hệ miễn dịch kém. Tổ chức Y tế thế giới cũng đã khuyến cáo bất kỳ đối tượng nào cũng cần phải phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ. Riêng đối với nam giới đang có tỷ lệ ca mắc cao ở những đối tượng quan hệ tình dục đồng giới bao gồm cả nam giới đồng tính và lưỡng tính cần sử dụng các biện pháp an toàn để làm giảm sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ. Không quan hệ tình dục khi đã chẩn đoán mắc bệnh đậu mùa khỉ và không nên thay đổi đối tác tình dục vì điều đó làm tăng nguy cơ phơi nhiễm bệnh đậu mùa khỉ./.


Tác giả: Nhật Nguyên

Tin liên quan

Tin mới

noData
Không có dữ liệu

Giới thiệu

Tin video

Liên kết website