A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Các giải pháp nhằm tăng cường khả năng cung ứng dịch vụ y tế dự phòng

Các hoạt động phòng, chống dịch bệnh luôn được Ngành Y tế ưu tiên, trong đó công tác chủ động giám sát chặt chẽ, dự báo, phát hiện sớm là nhiệm vụ quan trọng nhằm khống chế kịp thời dịch bệnh truyền nhiễm, không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn tỉnh và hạn chế tử vong do dịch bệnh gây ra. Kết quả trên địa bàn tỉnh không ghi nhận trường hợp các biểu hiện với các bệnh mới nổi như SARS, cúm A trên người, Ebola, bệnh đậu mùa khỉ, viêm gan lạ... Các bệnh truyền nhiễm lưu hành tại địa phương có nhiều bệnh giảm sâu, đặc bệnh bệnh Sốt rét; các bệnh HIV/AIDS, lao và phong đã được khống chế, các chỉ tiêu liên quan đều đạt và có xu hướng giảm. Công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm; kiểm soát các yếu tố nguy cơ; dinh dưỡng cộng đồng; vệ sinh sức khỏe môi trường, y tế trường học, chăm sóc sức khỏe người lao động, người cao tuổi, bà mẹ và trẻ em, truyền thông giáo dục sức khỏe... đạt nhiều thành tựu góp phần nâng cao sức khoẻ nhân dân tỉnh Đắk Nông.

Trong giai đoạn 2023 – 2024, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ < 1 tuổi duy trì ở mức > 90% (năm 2023: 90% ; năm 2024 : 95,7%) ; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em < 5 tuổi các thể nhẹ cân, thấp còi, gầy còm giảm đều qua các năm (cụ thể lần lượt năm 2023: 17,1%/25,7%/4,6%; năm 2024: 16,5%/24,7%/4,3%).

Tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ

Để đạt được những kết quả đáng khích lệ trên công tác y tế dự phòng tại tỉnh Đắk Nông cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác y tế dự phòng tạo sự đồng thuận trong xã hội về công tác y tế dự phòng. Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các nền tảng mạng xã hội về nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong bảo vệ, nâng cao sức khỏe cộng đồng. Tăng cường tuyên truyền để nhân dân hiểu và chủ động thực hiện các biện pháp tự phòng, chống dịch bệnh.

Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho y tế dự phòng từ ngân sách và đẩy mạnh huy động nguồn lực xã hội hóa đầu tư. Khuyến khích tạo điều kiện cho y tế tư nhân tham gia cung cấp các dịch vụ y tế dự phòng. Tăng cường tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực y tế dự phòng cho đội ngũ cán bộ y tế phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng tuyến, ưu tiên đào tạo đại học, sau đại học, các chuyên ngành đặc thù và chuẩn hoá theo đúng quy định của Bộ Y tế. Thực hiện chế độ, chính sách phù hợp để khuyến khích cán bộ y tế dự phòng an tâm công tác, cống hiến cho hoạt động y tế dự phòng tại địa phương. Tăng cường bồi dưỡng, rèn luyện, đạo đức nghề nghiệp, nâng cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ y tế dự phòng. 

Nâng cao năng lực triển khai các hoạt động chuyên môn Tăng cường năng lực hệ thống cảnh báo sớm, đáp ứng nhanh với các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; kịp thời khống chế không để xảy ra dịch bệnh lớn trên địa bàn; ứng phó kịp thời với các tình huống khẩn cấp. Thực hiện tốt Chương trình hợp tác chia sẻ thông tin bệnh truyền nhiễm và nâng cao năng lực ứng phó dịch bệnh truyền nhiễm với các tỉnh, thành phố. Đẩy mạnh quản lý, điều trị các bệnh không lây nhiễm phổ biến tại tuyến y tế cơ sở. Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát hoạt động dự phòng, phát hiện sớm, điều trị bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản; hoạt động chăm sóc sức khoẻ sinh sản, phòng chống suy dinh dưỡng tại trạm y tế xã và cộng đồng theo quy định; duy trì tỷ lệ tiêm chủng mở rộng cho các đối tượng trong chương trình tiêm chủng đạt ngưỡng phòng bệnh theo quy định. Nâng cao tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh; quản lý, chăm sóc sức khoẻ người lao động, học sinh, sinh viên; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống tác hại của rượu bia, thuốc lá, sử dụng các chất kích thích gây hại đến sức khoẻ...

Đẩy mạnh việc tiếp nhận, chuyển giao các kỹ thuật y tế giữa các tuyến. Tăng cường các hoạt động trao đổi thông tin, dự báo tình hình từ xa nhằm kịp thời, chủ động triển khai các hoạt động ứng phó với dịch bệnh và các trường hợp y tế khẩn cấp khác. Tập trung triển khai lập, quản lý và theo dõi hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân. Củng cố, kiện toàn, đẩy mạnh tin học hóa hệ thống thông tin quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Tăng cường ứng dụng phần mềm quản lý dữ liệu dân cư, nâng cao chất lượng thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin, số liệu về dân số vào công tác xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ yêu cầu quản lý.  

Triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện BHYT toàn dân; hỗ trợ mua BHYT cho các đối tượng chính sách, người nghèo, trẻ em… Tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách, quy định về công tác y tế dự phòng và các lĩnh vực có liên quan tới sức khỏe. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực y tế. Chỉ đạo duy trì và thực hiên tốt quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong triển khai công tác y tế dự phòng./.


Tác giả: Ngọc Chinh

Tin liên quan

Tin mới

noData
Không có dữ liệu

Giới thiệu

Tin video

Liên kết website