A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh Than

Theo Thông báo số 155/ĐBP-TMHC ngày 03/4/2024 của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Kon Tum, vừa qua Cục kiểm soát bệnh truyền nhiễm/Bộ Y tế Lào phát hiện 54 người nhiễm bệnh Than tại hai huyện Soukhouma và huyện Champasak của nước này. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, nguy hiểm. Trong năm 2023, nước ta đã ghi nhận 16 trường hợp mắc bệnh Than tại các tỉnh miền núi phía Bắc: Điện Biên (11 trường hợp), Lai Châu (3 trường hợp), Hà Giang (1 trường hợp), Sơn La (1 trường hợp).

 

Bệnh than là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi rút Bacillus anthrasis gây ra trên các loại động vật máu nóng (như  trâu, bò, ngựa, dê, lợn, chuột…bị bệnh). Mầm bệnh than theo tự nhiên có ở trong đất và thường ảnh hưởng đến các động vật nuôi và động vật hoang dã trên khắp thế giới. Bệnh xâm nhập vào cơ thể người thông qua các đường tiếp xúc như nhiễm qua da, nhiễm qua đường hô hấp, đường tiêu hoá và có khả năng gây tử vong. Nguyên nhân lây bệnh được xác định chủ yếu do người dân sử dụng nguồn thực phẩm là động vật nuôi bị nhiễm bệnh chết, bệnh.

Bệnh than có các triệu chứng, dấu hiệu điển hình như: Có hiện tượng bong vảy và cứng; xuất hiện vết loét ở trung tâm, với chất dịch tiết ra từ huyết thanh và hình thành mụn mủ màu đen (mụn mủ ác tính); xuất hiện hạch bạch huyết cục bộ là phổ biến, thỉnh thoảng có khó chịu, đau cơ, nhức đầu, sốt, buồn nôn, và nôn.

Bào tử vi khuẩn Bacillus anthrasis bên ngoài môi trường có khả năng tồn tại lâu dài. Trước nguy cơ bệnh than có thể xâm nhập vào nước ta, cùng sự tồn tại của các ổ dịch bệnh trong nước trong những năm qua, Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ bệnh than xâm nhập vào nước ta và kêu gọi các cơ quan chức năng chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống.

Để chủ động phòng tránh bệnh than, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

- Bệnh lây trực tiếp từ gia súc bị bệnh sang người, do vậy biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất là không được tiếp xúc, giết mổ và ăn thịt gia súc mắc bệnh, chết không rõ nguyên nhân.

- Khi gia súc mắc bệnh/chết không rõ nguyên nhân phải tiêu hủy và chôn xa nơi ở theo hướng dẫn của ngành thú y.

- Những người thường xuyên tiếp xúc với vật nuôi hoặc xác súc vật bị ốm/chết không rõ nguyên nhân nên mang ủng, găng tay cao su, quần, áo dài tay bà bảo hộ lao động theo quy định. Sau khi tiếp xúc với vật nuôi mắc bệnh/ xác vật nuôi phải rửa tay, vệ sinh cá nhân bằng xà phòng dưới vòi nước.

- Ở những địa phương ghi nhận ổ dịch bệnh cần triển khai phun hóa chất xử lý môi trường, xử lý chất thải của gia súc và chất thải người bệnh theo đúng hướng dẫn của ngành thú y và y tế. Đặc biệt, khi người trong gia đình có biểu hiện mắc bệnh than, phải kịp thời đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, chăm sóc và điều trị.


Tác giả: An Phú

Tin liên quan

Tin mới

Giới thiệu

Tin video

Liên kết website