A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Tập huấn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh đậu mùa khỉ và điều trị cúm A

Ngày 01/8, Cục Quản lý khám chữa bệnh tổ chức lớp tập huấn trực tuyến hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh đậu mùa khỉ và một số nội dung về điều trị cúm A. Tại điểm cầu Trung ương, Thứ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Trường Sơn chủ trì. Tại điểm cầu tỉnh Đăk Nông, ông Huỳnh Thanh Huynh – Phó Giám đốc Sở Y tế chủ trì.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Đăk Nông

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết: bệnh đầu mùa khỉ được phát hiện lần đầu tiên từ năm 1958 trên các đàn khỉ được nuôi nghiên cứu tại Đan Mạch, do đó có tên là “bệnh đậu mùa khỉ”. Trên thế giới, từ ngày 01/1/2022 đến ngày 28/7/2022, đã nghi nhận 19.178 ca. Trong đó, có 05 trường hợp tử vong. Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh. Nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập vào nước ta rất cao, vì vậy việc chủ động phòng ngừa, chẩn đoán điều trị bệnh đậu mùa khỉ là rất cần thiết.

Để chủ động và ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ, Thứ trưởng đề nghị các cơ sở y tế từ tuyến trung ương đến địa phương cần chủ động sàng lọc, phát hiện sớm ca bệnh, chuẩn bị cơ sở thu dung, điều trị và tìm nguồn cơ sở xét nghiệm nhanh, chính xác; tăng cường tập huấn đến cơ sở khám chữa bệnh từ tuyến trung ương đến cơ sở nhằm nâng cao kiến thức cho cán bộ y tế; đẩy mạnh hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với bệnh đậu mùa khỉ, những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh cần đến cơ sở y tế khám và điều trị sớm; các cơ sở khám chữa bệnh cần bố trí cách ly điều trị tránh lây nhiễm chéo. Đồng thời, các bộ, ngành cần phối hợp tìm nguồn cung ứng thuốc điều trị bệnh đậu mùa khỉ nói chung, điều trị các biến chứng của bệnh nói riêng và nguồn vắc xin phòng, chống dịch bệnh.

Theo Tiến sĩ Đỗ Hồng Liên - chuyên gia dịch tễ - người đại diện Tổ chức WHO tại Việt Nam cho biết, ngày 23/7 WHO đã tuyên bố đợt bùng phát đậu mùa khỉ ở nhiều quốc gia là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp. Các ca bệnh được phát hiện tập trung ở Châu Âu với 13.474 ca, Châu Phi 5284 ca, số ca mắc còn lại nằm rải rác tại các châu lục khác. Bệnh nhân chủ yếu là nam giới và nằm trong độ tuổi từ 30-39 tuổi. Hầu hết bệnh nhân sẽ hồi phục trong vòng 1-2 tuần. Bệnh thường ủ bệnh từ 6 – 13 ngày sau phơi nhiễm, có thể giao động từ 5-21 ngày và khi khởi phát bệnh. Người mắc bệnh đậu mùa khỉ có các triệu chứng như sốt, nhức đầu, đau lưng, đau cơ, mệt mỏi và nổi hạch. Ở giai đoạn toàn phát, bệnh nhân có thể có các biểu hiện như phát ban, mụn nước, mụn mủ, lõm trước khi đóng vẩy và bong vẩy trong thời gian từ 2-3 tuần. Tuy nhiên, có nhiều ca bệnh có triệu chứng không điển hình trong đợt bùng phát này, có thể gây khó khăn trong chẩn đoán lâm sàng như 90,5% trường hợp có phát ban; 48,3% có sốt, 37,5% phát ban tại bộ phận sinh dục và 31,6% có nổi hạch.

Đến nay, bệnh đậu mùa khỉ chưa có thuốc kháng vi rút nào có hiệu quả đã được chứng minh cho bệnh nhân đậu mùa khỉ. Bệnh đang được điều trị theo triệu chứng, theo dõi và điều trị các tổn thương trên da để tránh các biến chứng nặng. Biến chứng của bệnh đậu mùa khỉ gồm có da tróc vảy, trùng mô mềm hoại tử, viêm cơ tử cung, hạch cổ tử cung, tổn thương ở mắt, viêm phổi, hội chứng suy hô hấp cấp, mất nước nghiêm trọng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trung, viêm não. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cao những bệnh nhân có nguy cơ cao bị biến chứng như trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và người bị suy giảm miễn dịch hoặc những người bị đậu mùa khỉ nặng hoặc phức tạp nên nhập viện để theo dõi chặt chẽ hơn và được chăm sóc lâm sàng theo các biện pháp cách ly thích hợp để ngăn ngừa lây truyền./.


Tin liên quan

Tin mới

noData
Không có dữ liệu

Giới thiệu

Tin video

Liên kết website