A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Tập huấn Quản lý suy dinh dưỡng cấp tính

Ngày 07-8/9/2023, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên tổ chức lớp tập huấn Hướng dẫn quản lý suy dinh dưỡng cấp tính tại tỉnh Đăk Nông. Do tiến sĩ Bùi Khánh Toàn  - Viện phó Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên làm giảng viên. Tham dự lớp tập huấn có 30 học viên là cán bộ chuyên trách chương trình thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố hai tỉnh Đăk Nông và Đăk Lăk.

Tại lớp tập huấn, giảng viên đã trình bày đánh giá về tình trạng dinh dưỡng của trẻ nhỏ tại Việt Nam nói chung và vùng Tây Nguyên nói riêng; công tác quản lý suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em như: nguyên tắc quản lý nội trú và ngoại trú, bệnh nhân suy dinh dưỡng cấp tính; huy động cộng đồng; điều trị ngoại trú; theo dõi và báo cáo… Đồng thời, các học viên được cập nhật, bổ sung kiến thức về các loại thuốc sử dụng trong việc điều trị ngoại trú đối với trẻ suy dinh dưỡng thể nặng, cấp tính; hướng dẫn sử dụng bảng tính khẩu phần thực phẩm điều trị RUTF/HEBI - ngoại trú; các thông điệp chính cho người chăm sóc; khám lâm sàng - phác đồ can thiệp y tế...

Phát biểu tại lớp tập huấn, Tiến sĩ Bùi Khánh Toàn cho biết, suy dinh dưỡng cấp tính là thể suy dinh dưỡng gây tử vong và là một trong những mối đe dọa hàng đầu đối với tính mạng của trẻ em. Tại các tỉnh Tây Nguyên gồm có Gia Lai, Kon Tum, Đăk Nông, Đăk Lăk ghi nhận tỉ lệ suy dinh dưỡng cấp tính chiếm 6-7% trên tổng số trẻ dưới 5 tuổi. Trong đó, suy dinh dưỡng cấp tính nặng chiếm xấp xỉ 1%. Đến nay, các chương trình can thiệp trẻ suy dinh dưỡng cấp tính chỉ tập trung vào tỉnh Kon Tum và Gia Lai. Tại tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông vẫn còn bỏ ngỏ, dẫn đến các chuyên trách dinh dưỡng tuyến huyện và xã vẫn chưa thuần thục các vấn đề liên quan đến quản lý trẻ suy dinh dưỡng cấp tính nặng.

Thông qua lớp tập huấn, các học viên sẽ nắm được các kiến thức cơ bản về suy dinh dưỡng cấp tính nặng và các bước quản lý trẻ suy dinh dưỡng cấp tính. Tăng cường khả năng xây dựng và phát triển kỹ năng giao tiếp thay đổi hành vi, có khả năng xây dựng kế hoạch dinh dưỡng và thực hiện các can thiệp dinh dưỡng tại cộng đồng./.


Tác giả: Nhật Nguyên

Tin liên quan

Tin mới

Giới thiệu

Tin video

Liên kết website