A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Tiêm nhắc lại vắc xin ngừa bại liệt giúp gia tăng khả năng miễn dịch của trẻ

Theo Bộ Y tế, từ tháng 6/2016 Việt Nam đã thực hiện chuyển đổi vắc xin ngừa bại liệt từ tuýp 3 (tOPV) thành 2 tuýp (bOPV gồm tuýp 1 và 2) trên toàn quốc cho trẻ từ 02-04 tháng tuổi. Đồng thời, tiêm 1 mũi vắc xin ngừa bại liệt IPV (bao gồm tuýp 1, 2,3) cho trẻ 5 tháng tuổi trên toàn quốc từ tháng 8/2018. Tuy nhiên tỷ lệ tiêm vắc xin bại liệt còn chưa cao và không đồng đều tại các địa phương.

Triển khai tiêm IPV mũi 2 cho đối tượng từ 9-12 tháng tuổi trên địa bàn tỉnh

Đối với vắc xin IPV mũi 2 đã được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương triển khai với quy mô nhỏ tại 7/7 tỉnh với 67 huyện, 1079 xã của các tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Thái Nguyên, Quảng Nam, Kon Tum, Bà Rịa Vũng Tàu và Vĩnh Long. Sau khi triển khai tiêm với quy mô nhỏ, kết quả tiêm IPV2 đạt 83,9%, trong đó, có 4 tỉnh đạt tỷ lệ trên 90% gồm có Thái Bình, Hà Nam, Thái Nguyên và Vĩnh Long. Ghi nhận sau các đợt triển khai tiêm IPV2 tại các địa phương này không có các trường hợp gây bản ứng sau tiêm chủng, chỉ có một số phản ứng thông thường, chiếm 1,7% (chủ yếu đau tại chỗ tiêm). Đồng thời, qua kết quả triển khai trên quy mô nhỏ cho thấy việc triển khai IPV mũi 2 cho trẻ 9 tháng trong buổi tiêm chủng thường xuyên là khả thi, thuận tiện cho các bà mẹ chấp thuận, có thể tiêm IPV2 với vắc xin sởi cho trẻ trong cùng buổi tiêm chủng.

Tại tỉnh Đăk Nông, từ năm 2019 trên địa bàn tỉnh đã triển khai tiêm IPV mũi 1 dành cho trẻ từ 5 tháng tuổi và đến tháng 10/2022 bắt đầu triển khai tiêm IPV mũi 2 cho đối tượng từ 9-12 tháng tuổi tại 8/8 huyện, thành phố cho 4.903 trẻ. Theo đó, 71/71 trạm Y tế xã, phường, thị trấn sẽ tổ chức tiêm IPV mũi 2 cho trẻ trong ngày tiêm chủng thường xuyên cùng các vắc xin khác trong tiêm chủng mở rộng. Các trạm Y tế sẽ thực hiện tiêm chủng an toàn theo quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế về khám sàng lọc trước tiêm chủng, tư vấn hướng dẫn các bà mẹ về chăm sóc theo dõi phản ứng sau tiêm chủng và sẵn sàng xử trí cấp cứu các trường hợp tại biến nặng sau tiêm chủng.

Các mũi tiêm của IPV mũi 1 sẽ tiêm vào lúc trẻ 5 tháng tuổi; IPV mũi 2 lúc trẻ 9 tháng tuổi, nếu trường hợp tiêm mũi IPV muộn thì phải đảm bảo không cách tiêm mũi IPV mũi 2 ít nhất 1 tháng sau khi tiêm IPV mũi 1. Trong cùng buổi tiêm chủng có thể cho trẻ tiêm vắc xin IPV mũi 2 cùng với các vắc xin khác như vắc xin sởi, bOPV. Tính đến ngày 13/11/2022, tỷ lệ tiêm chủng IPV mũi 2 trên địa bàn tỉnh đạt 39,2%. Trong quá trình triển khai tiêm chủng, một số địa phương đã đạt hiệu quả cao như huyện Cư Jut đã tiêm cho 386/402 trẻ, đạt 96%, Krông Nô 211/420 trẻ, đạt 50,2%, Đăk Mil 165/365 trẻ, đạt 45,2%. Bên cạnh một số địa phương có tỷ lệ tiêm chủng đạt cao, một số địa phương có tỷ lệ tiêm chủng chưa cao như huyện Tuy Đức (đạt 19,8%), Đăk G’Long (25,6%), Đăk R’Lấp (27,3%).

Theo khuyến cáo của nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược về tiêm chủng (SAGE), tổ chức Y tế thế giới việc tiêm chủng mũi 2 vắc xin IPV rất cần thiết. Để đạt được mục tiêu thanh toán bệnh bại liệt trên toàn cầu cần loại bỏ dần việc sử sụng vắc xin bại liệt dạng uống (OPV), nhằm loại bỏ hoàn toàn vi rút bại liệt có nguồn gốc hoang dại cũng như nguồn gốc từ vắc xin. Đối với các quốc gia đang sử dụng vắc xin bại liệt uống (bOPV) và triển khai tiêm chủng một mũi vắc xin bại liệt IPV thì việc triển khai tiêm vắc xin IPV liều thứ hai (IPV2) được khuyến nghị là bước tiếp theo để tiến tới dừng sử dụng OPV, đồng thời cũng tạo ra sự bảo vệ cao hơn đối với bại liệt tuýp 2. Liều IPV thứ hai giúp gia tăng sự bảo vệ chống lại tất cả các chủng vi rút bại liệt, bao gồm cả bảo vệ chống lại liệt gây ra dó VDPV2. Để nâng cao tỷ lệ tiêm chủng vắc xin bại liệt IPV mũi 2 trên địa bàn tỉnh, trong thời gian tới, ngành Y tế tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm nâng cao kiến thức tiến tới thay đổi hành vi của các bậc phụ huynh nhằm bảo vệ tương lai cho trẻ nhỏ./.


Tác giả: Nhật Nguyên

Tin liên quan

Tin mới

Giới thiệu

Tin video

Liên kết website