A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu triển khai tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh dại

Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, chỉ 2 tháng đầu năm 2024 cả nước đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Riêng tại tỉnh Đăk Nông, trong 4 tháng đầu năm 2024, ghi nhận 15 trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại, 01 trường hợp tử vong. Trước tình hình dịch bệnh có chiều hướng gia tăng, các Bộ, ngành, đại phương đã triển khai nhiều gải pháp nhằm tăng cường phòng chống bệnh dại.Thực hiện Thông báo kết luận số 583/TB-BYT ngày 15/5/2024 của Bộ Y tế về kết luận Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024, Ngày 29 tháng 5 năm 2024, Ủy ban nhân tỉnh Đăk Nông ban hành công văn số 2995UBND/-KGVX về việc triển khai tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh Dại.

Tình trạng chó thả rông còn phổ biến trên địa bàn tỉnh

Tổ dân phố phối hợp với thú y tiêm phòng dại cho chó mèo, kết hơp tuyên truyền phòng chống bệnh dại

Rửa sạch vết thương dưới vòi nước chảy, sau đó nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn điều trị sau phơi nhiễm với bệnh dại

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, ngành, hội, đoàn thể tỉnh; các lực lượng vũ trang tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại; tiếp tục tổ chức thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nội dung trong công tác triển khai phòng, chống bệnh Dại tại Công văn số 1823/UBND-KGVX ngày 03/4/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại.

Trong đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế xây dựng kế hoạch cung ứng, phân bổ, sử dụng vắc xin phòng, chống bệnh Dại cho người bị chó, mèo cắn, người có nguy cơ cao phơi nhiễm bệnh Dại; kiện toàn, mở rộng và tăng cường các điểm tiêm phòng Dại, đặc biệt tại các địa phương có địa bàn rộng và địa hình khó khăn như vùng sâu, vùng xa; tận dụng mạng lưới y tế cơ sở nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận vắc xin của người dân; đảm bảo đầy đủ vắc xin phòng, chống bệnh Dại, huyết thanh kháng Dại; đảm bảo mỗi huyện, thành phố có ít nhất 01 điểm tiêm có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư và nguồn nhân lực cho điều trị dự phòng; đảm bảo đủ trang thiết bị, vắc xin và huyết thanh kháng Dại đã được cấp phép sử dụng.

Ngành y tế cần tiếp tục đẩy mạnh truyền thông đến người dân về các biện pháp phòng, chống cũng như các quy định của pháp luật liên quan đến phòng, chống bệnh Dại, bệnh Cúm gia cầm và các bệnh lây truyền từ động vật sang người khác; tăng cường công tác truyền thông tại trường học cho trẻ em; đa dạng hóa các kênh truyền thông để nhiều người dân có thể tiếp cận. Đồng thời chia sẻ thông tin, phối hợp với cơ quan Thú y và chính quyền địa phương nhằm giám sát và phát hiện sớm các ổ dịch Dại hoặc nghi Dại trên động vật để có biện pháp xử lý kịp thời, triệt để hạn chế lây nhiễm bệnh Dại sang người theo Quyết định số 1622/QĐ-BYT ngày 08/05/2014 của Bộ Y tế về hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh Dại trên người; chủ động đề nghị cơ quan Thú y cùng cấp tăng cường việc lấy mẫu bệnh phẩm trên động vật cắn người để xét nghiệm vi rút Dại nếu kết quả âm tính có thể dừng việc tiêm vắc xin phòng Dại trên người.

UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí đủ lực lượng, trang thiết bị, vắc xin sinh phẩm, hóa chất; rà soát,
tổ chức tiêm mới, tiêm bổ sung vắc xin Cúm gia cầm, Dại, các bệnh lây truyền
giữa người và động vật để phòng bệnh cho đàn vật nuôi, đàn chó mèo bảo đảm
đạt tỷ lệ trên 70% tổng đàn; thường xuyên rà soát, tiêm phòng bổ sung cho đàn vật nuôi, chó mèo mới phát sinh và chưa được tiêm phòng vắc xin; tăng cường tổ chức công tác giám sát, lấy mẫu xét nghiệm bệnh Dại trên đàn chó, mèo và lập bản đồ dịch tễ lưu hành vi rút Dại trên địa bàn toàn tỉnh; phối hợp với cơ quan y tế tiến hành điều tra, giám sát, lấy mẫu xét nghiệm Dại trên động vật cắn, cào người đến điều trị dự phòng Dại tại các điểm tiêm chủng vắc xin nhằm kịp thời phát hiện và xử lý triệt để ổ dịch Dại.

Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục chỉ đạo cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác truyền thông về sự nguy hiểm của bệnh Dại; kịp thời chia sẻ thông tin để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh và vận động người dân kịp thời đến cơ sở y tế để khám, tư vấn và tiêm vắc xin phòng Dại, huyết thanh kháng Dại, nhất là các địa phương có trường hợp tử vong do Dại và có tỷ lệ tiêm phòng trên chó, mèo thấp; kịp thời chia sẻ thông tin để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh Dại, tăng cường công tác truyền thông về đặc điểm và sự nguy hiểm của bệnh Dại; hướng dẫn người dân cách quản lý đàn chó, mèo nuôi; cách nhận biết chó, mèo có dấu hiệu bất thường nghi Dại hoặc bị Dại; thông tin liên hệ với cơ quan thú y gần nhất khi phát hiện chó, mèo có dấu hiệu nghi Dại hoặc bị Dại; tăng cường các biện pháp tuyên truyền, khuyến cáo người dân khi bị chó, mèo cắn cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, tiêm phòng Dại kịp thời, không chữa bệnh Dại bằng các biện pháp chưa được Bộ Y tế, Sở Y tế công nhận.

Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp chặt chẽ cùng các, sở ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nhằm tăng cường công tác truyền thông trong trường học cho các trẻ em, học sinh; truyền thông đại chúng, truyền thông trực tiếp và truyền thông qua hệ thống tuyên truyền cơ sở tại vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn nghiêm túc thực hiện quản lý chó, mèo, thống kê chính xác số hộ nuôi và tổng đàn chó, mèo; chỉ đạo xử lý triệt để tình trạng chó thả rông trên từng địa bàn cấp xã; hướng dẫn, yêu cầu chủ hộ cam kết thực hiện khai báo và nuôi nhốt chó, mèo, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không để ảnh hưởng tới những người xung quanh; phối hợp với các cấp, đơn vị, ngành liên quan, đặc biệt là ngành Y tế và Thú y thực hiện giám sát bệnh Dại và các dịch bệnh lây truyền giữa động vật và người nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, nghi mắc bệnh, chia sẻ thông tin và phối hợp điều tra, xử lý ổ dịch, kịp thời khoanh vùng, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng; kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm quy định về quản lý động vật nuôi, tiêm phòng vắc xin Dại theo quy định tại Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03/01/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y; thành lập đội bắt chó, mèo thả rông, không rõ chủ, nghi mắc bệnh dại và xử lý, tiêu hủy theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./.


Tác giả: Thương Thương

Tin liên quan

Tin mới

Giới thiệu

Tin video

Liên kết website