A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Xuất hiện các trường hợp tiêu chảy tại huyện Cư Jút

Ngày 11/3/2024, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật nhận được báo cáo sơ bộ về các trường hợp mắc bệnh tiêu chảy tại làng H’Mông - thôn 20 - xã Đăk Drông -huyện Cư Jut với 05 trường hợp mắc tiêu chảy, nghi bệnh tả.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phối hợp cùng y tế thôn 20 - xã Đăk Drông - huyện Cư Jut tổ chức xử lý môi trường xung quanh khu vực nhà bệnh nhân

Theo báo cáo, từ 27/02/2024 đến ngày 02/3/2024, Trung tâm Y tế huyện Cư Jút phát hiện 05 ca tiêu chảy, nghi tả tại thôn 20 - xã Đăk Drông - huyện Cư Jut. 05 bệnh nhân đều là trẻ nhỏ, có độ tuổi từ 1-12 tuổi. Bệnh nhân có các biểu hiện sốt nhẹ, buồn nôn và nôn kèm theo tiêu chảy phân lỏng nhiều nước, như nước vo gạo, được Trung tâm Y tế huyện Cư Jút chẩn đoán “Nhiễm trùng đường ruột/theo dõi tả”.

Theo kết quả xét nghiệm và đối chiếu tính chất của vụ dịch tiêu chảy tại thôn 20, xã Đăk Drông, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đăk Nông cho biết, hiện chưa đủ bằng chứng, thông tin để khẳng định chùm ca bệnh tiêu chảy tại thôn 20 - xã Đăk Drông là do Tả. Qua đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã phối hợp cùng y tế địa phương tổ chức xử lý môi trường xung quanh khu vực nhà bệnh nhân và một số hộ gia đình lân cận bằng dung dịch hóa chất khử khẩn có clo với nồng độ 0,5% clo hoạt tính, phun 2 lần/ tuần, trong  3 tuần liên tiếp. Đồng thời, đơn vị cũng đã hướng dẫn cho chính quyền, y tế  địa phương và người dân thực hiện xử lý nguồn nước ăn và nước sinh hoạt trong khu vực có dịch bằng các hợp chất chứa clo theo đúng quy định để đạt nồng độ clo từ 0,3-0,5 mg/l nước. Trong trường hợp xử lý nguồn nước bằng bột cloramin B hàm lượng 25% - 30%, cần dùng với nồng độ 10 mg/lít. Nước đã khử trùng bằng clo vẫn phải đun sôi mới được uống; hướng dẫn các hộ gia đình cách phòng bệnh và tự chủ động thực hiện khử khuẩn về sinh môi trường nhà ở, chuồng trại và vệ sinh cá nhân.

Được biết, làng H’Mông - thôn 20 - xã Đăk Drông có 55 hộ với hơn 300 nhân khẩu. Người dân chủ yếu  sinh sống bằng nghề nông. Thực trạng vệ sinh môi trường ở đây còn rất hạn chế.  Rác thải, nước thải sinh hoạt được người dân xả thải ra môi trường một cách tự nhiên; nhà ở và trâu, bò, vịt gà sống cạnh nhau, phân của động vật nuôi không được thu gom, xử lý; tỉ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh ở mức rất thấp. Nước sinh hoạt hằng ngày được cung cấp từ 02 nguồn: Trạm cấp nước tập trung và nguồn nước giếng khoan ( năm 2024 chưa được lấy mẫu xét nghiệm các chỉ số về nước)./.


Tác giả: An Phú

Tin liên quan

Tin mới

noData
Không có dữ liệu

Giới thiệu

Tin video

Liên kết website