A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường công tác phòng, chống dịch và tiêm chủng Covid-19

Nhằm thích ứng, phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, vừa qua, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch và tiêm chủng phòng Covid-19. Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương, viên vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, viện Pasteur Nha Trang và viện Pasteur Hồ Chí Minh đã báo cáo tình hình các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt chú trọng tăng cường công tác phòng,chống dịch và tiêm chủng Covid-19, đánh giá nguy cơ, xây dựng các phương án, giải pháp ứng phó với các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra tại địa phương.

Theo Giáo sư Phan Trọng Lân, hiện nay ở nhiều quốc gia, tỉ lệ tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 và nhiều bệnh truyền nhiễm khác chưa đạt mức độ bao phủ. Trong khi đó tình hình dịch bệnh hiện đang có chiều hướng ngày càng phức tạp. Chính vì vậy, việc tiêm vắc xin phòng ngừa Covid-19 nói riêng và các bệnh truyền nhiễm nói chung là điều hết sức cần thiết. Tại Việt Nam, nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo của Chính Phủ, Thủ Tướng Chính Phủ, Bộ Y tế tỉ lệ tiêm chủng các loại vắc xin phòng chống bệnh truyền nhiễm đạt tỉ lệ khá cao ở cả liều cơ bản và liều tiêm nhắc lại. Nhờ đó số ca mắc các bệnh truyền nhiễm giảm liên tục. Riêng Covid-19 ghi nhận số ca mắc giảm liên tục trong 07 ngày qua. Trung bình mỗi ngày ghi nhận khoảng 50 ca mắc. Đặc biệt, trong 20 ngày vừa qua không ghi nhận trường hợp tử vong do Covid-19.

Trong thời gian tới, đất nước ta bước vào mùa lễ hội, nhu cầu giao lưu, đi lại của người dân tăng cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Chính vì vậy, các địa phương cần tăng cường hoạt động giám sát, nhằm phát hiện sớm, xử lý kịp thời khi có ca bệnh xảy ra. Bên cạnh đó, cần tiếp tục triển khai hoạt động tiêm vắc xin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là Covid – 19; đồng thời rà soát, cập nhật các thông điệp truyền thông, các hướng dẫn do Bộ Y tế ban hành để thực hiện hiệu quả việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các khuyến cáo, hướng dẫn về phòng chống dịch bệnh.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương về việc đẩy mạnh tuyên truyền tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật ban hành văn bản hướng dẫn, đề nghị Trung tâm Y tế các huyện, thành phố đẩy mạnh thực hiện công tác truyền thông, vận động người dân tham gia tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

 Theo đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật lưu ý các địa phương tăng cường các biện pháp truyền thông, vận động bằng các phương pháp truyền thông trực tiếp và gián tiếp. Trong đó ưu tiên các kênh truyền thông chuyển tải, lan tỏa thông tin nhanh, đại chúng như: báo, đài phát thanh – truyền hình, các nền tảng mạng xã hội, loa phát thanh các cấp, bản tin xóm làng/khu phố/bon buôn. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông trực tiếp thông qua đội ngũ cán bộ chuyên trách tiếp dân, khám bệnh tại các đơn vị; cộng tác viên y tế và Tổ Covid cộng đồng bằng các hình thức như tư vấn; nói chuyện sức khỏe; họp hội đồng bệnh nhân, người bệnh, người nhà bệnh nhân; tuyên truyền lưu động tại các điểm đông dân như chợ, trường học, khu công nghiệp...

Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc vận động đối với lãnh đạo các tổ chức, tập thể như trường học; cơ quan, đơn vị, khu chợ ... nhằm huy động các cấp lãnh đạo tham gia vào công tác vận động, khuyến khích người dân, học sinh, CBVC tham gia tiêm chủng.  Đối với nhóm đối tượng tiêm chủng từ 5-dưới 18 tuổi, cần tập trung tuyên truyền cho cha mẹ, người giám hộ, giáo viên. Đối với người lớn từ 18 tuổi trở lên, tập trung đẩy mạnh tuyên truyền cho nhóm đối tượng này ở các trường học, khu tập trung đông dân cư, khu trọ, khu công nghiệp. Trong đó chú trọng da dạng hóa các thể loại tài liệu và sử dụng tài liệu truyền thông sẵn có và phù hợp tại địa phương. Ưu tiên sử dụng các tài liệu có thể chuyển tải thông tin nhanh như clip phát thanh, video clip, tờ gấp/áp phích dưới dạng đồ họa qua hệ thống truyền thông đa phương tiện như mạng xã hội zalo, facebook,... Tham khảo và sử dụng thêm tài liệu sẵn có từ các nguồn chính thống của Bộ Y tế, Cục khám chữa bệnh, Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương, các Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương và khu vực.

Hiện nay, mặc dù dịch Covid-19 đã được kiểm soát, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch do sự xuất hiện của nhiều biến thể mới. Đặc biệt, những người mắc Covid -19 thường có nhiều di chứng kéo dài và nguy hiểm. Việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 giúp tăng khả năng phòng ngừa lây nhiễm Covid-19, giảm nhẹ các di chứng hậu Covid-19 và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, hiệu quả của vắc xin giảm dần theo thời gian, chính vì vậy, mỗi người dân cần tiêm nhắc lại, tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi, đủ liều mới có tác dụng phòng bệnh./.


Tác giả: Thương Thương

Tin liên quan

Tin mới

Giới thiệu

Tin video

Liên kết website