A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Hướng dẫn các nội dung và hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật (Ban hành kèm theo Công văn số 2080 /SYT – VP  ngày 4/8/2023 của Sở Y tế)

HƯỚNG DẪN

Các nội dung và hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật

(Ban hành kèm theo Công văn số 2080 /SYT – VP  ngày 4/8/2023 của Sở Y tế)

 

 

 

 

 

 

Nội dung và các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật được quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, Nghị định số 32/2020/NĐ-CP, Thông tư số 14/2014/TT-BTP, Thông tư số 04/2021/TT-BTP, cụ thể:

I. TRÁCH NHIỆM VÀ NỘI DUNG THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT

1. Trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại địa phương

- UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện và UBND cấp xã theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương.

- Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, công chức chuyên môn thuộc UBND cấp xã tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công.

2. Nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên cơ sở lựa chọn các lĩnh vực trọng tâm theo dõi hàng năm (Năm 2023, Thủ tướng chính phủ quyết định lĩnh vực trọng tâm theo dõi tình hình thi hành pháp luật đó là: theo dõi tình hình thi hành pháp luật về giá; theo dõi tình hình thi hành pháp luật về bảo đảm an sinh xã hội. UBND tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện lĩnh vực trọng tâm theo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở chỉ đạo của UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã lựa chọn lĩnh vực trọng tâm theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo phân công, phù hợp với lĩnh vực quản lý của đơn vị, địa phương).

Sau khi lựa chọn được lĩnh vực trọng tâm để theo dõi tình hình thi hành pháp luật, việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo các nội dung sau:

a) Đánh giá tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm: (1)Tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản quy định chi tiết; (2) Tính thống nhất, đồng bộ của văn bản; (3) tính khả thi của văn bản (Nội dung cụ thể thực hiện theo quy định tại Điều 1, Điều 2, Điều 3 Thông tư số 14/2014/TT-BTP của Bộ Tư pháp).

b) Xem xét, đánh giá tình hình bảo đảm các điều kiện cho việc thi hành pháp luật, bao gồm: (1) Tính kịp thời, đầy đủ, phù hợp và hiệu quả của hoạt động tập huấn, phổ biến pháp luật; (2) Tính phù hợp của tổ chức bộ máy; mức độ đáp ứng về nguồn nhân lực cho thi hành pháp luật; (3) Mức độ đáp ứng về kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm cho thi hành pháp luật (Nội dung cụ thể thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 14/2014/TT-BTP của Bộ Tư pháp).

c) Xem xét, đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật, bao gồm: (1) Tính kịp thời, đầy đủ trong thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền; (2) Tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn áp dụng pháp luật và trong áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền; (3) Mức độ tuân thủ pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân (Nội dung cụ thể thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 14/2014/TT-BTP của Bộ Tư pháp).

II. CÁC HOẠT ĐỘNG THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT

1. Xây dựng, ban hành kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Trên cơ sở Kế hoạch của UBND tỉnh về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật trong lĩnh vực quản lý, các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện, cấp xã xây dựng và ban hành kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật của cơ quan, đơn vị mình (Các nội dung chủ yếu trong kế hoạch thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 04/2021/TT-BTP ngày 21/6/2021 của Bộ Tư pháp).

2. Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật

Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện kiểm tra tình hình thi hành pháp luật đối với lĩnh vực trọng tâm được lựa chọn trong Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật (Nội dung kiểm tra thực hiện theo điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư số 04/2021/TT-BTP ngày 21/6/2021 của Bộ Tư pháp; cách thức tổ chức thực hiện kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư số 04/2021/TT-BTP ngày 21/6/2021 của Bộ Tư pháp).

3. Điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật

Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật đối với lĩnh vực trọng tâm được lựa chọn trong Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật (Nội dung, đối tượng và hình thức điều tra, khảo sát thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 5 Thông tư số 04/2021/TT-BTP ngày 21/6/2021 của Bộ Tư pháp).

4. Thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật

Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện thu thập, tiếp nhận thông tin về tình hình thi hành pháp luật đối với lĩnh vực trọng tâm được lựa chọn từ các nguồn: Báo cáo hành chính của cơ quan nhà nước; kết quả hoạt động kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật; thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng; phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân; các nguồn thông tin phù hợp khác theo quy định của pháp luật.

III. XEM XÉT, ĐÁNH GIÁ, XỬ LÝ VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT

Sau khi thực hiện các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật nêu tại mục II Hướng dẫn này, các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện xem xét, đánh giá, xử lý và báo cáo kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật như sau:

1. Xem xét, đánh giá kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật để tự mình xử lý hoặc kiến nghị xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo các nội dung nêu tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP.

2. Tổng hợp, báo cáo kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật hàng năm theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư số 04/2021/TT-BTP ngày 21/6/2021 của Bộ Tư pháp; Báo cáo tình hình xử lý, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư số 04/2021/TTBTP ngày 21/6/2021 của Bộ Tư pháp (nếu có).

(Ví dụ: Để thực hiện được nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong năm, các cơ quan, đơn vị địa phương cần phải thực hiện được đầy đủ các nội dung, công việc như sau:

- Lựa chọn lĩnh vực trọng tâm theo dõi tình hình thi hành pháp của năm;

 - Xây dựng và ban hành kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

- Thực hiện các hoạt động kiểm tra; điều tra, khảo sát; thu thập thông tin về lĩnh vực được lựa chọn theo các nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật nêu tại mục I Hướng dẫn này;

- Xem xét, đánh giá kết quả theo dõi để kiến nghị xử lý và báo cáo kết quả theo dõi theo quy định.)

 

 

 

 

 

 


Tin liên quan

Tin mới

Giới thiệu

Tin video

Liên kết website