A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Hãy biết chỉ số huyết áp của bạn

“Hãy biết chỉ số huyết áp của bạn” là chủ đề truyền thông Ngày phòng, chống tăng huyết áp thế giới 17/5 năm 2019. Theo đó, kể từ năm 2006, Liên đoàn Tăng huyết áp thế giới (WHL) phối hợp với Hiệp hội Quốc tế về tăng huyết áp (ISH) và các tổ chức khác đã lấy ngày 17-5 là Ngày phòng chống tăng huyết áp thế giới (WHD) nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về căn bệnh tăng huyết áp.

Trên thế giới, hiện nay có khoảng 960 triệu người bị tăng huyết áp. Mỗi năm có khoảng 17,5 triệu người tử vong vì bệnh tim mạch - nhiều gấp hơn 4 lần so với tử vong của 3 bệnh lý là sốt rét, HIV/AIDS và lao. Ước tính đến năm 2025, con số tăng huyết áp sẽ tăng lên hơn 1,5 tỷ người mắc phải.

Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp (THA) và đây là nguyên nhân chủ yếu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận... làm cho hàng trăm nghìn người bị liệt, tàn phế hoặc mất sức lao động mỗi năm; đồng thời là nguyên nhân gây chết người số một tại Việt Nam, chiếm tới 33% tổng số người chết toàn quốc. Đáng chú ý, trong số 12 triệu người mắc THA, thì có tới gần 60% số người chưa được phát hiện và hơn 80% số người chưa được điều trị. Theo các chuyên gia y tế, mô hình bệnh tật của Việt Nam trong thời gian gần đây có nhiều sự thay đổi, các bệnh lây nhiễm đã và đang có hướng giảm bớt trong khi những bệnh không lây nhiễm như: tim mạch, tiểu đường, ung thư có xu hướng tăng lên rõ rệt.

Đăk Nông, theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, năm 2018 toàn tỉnh có 11.673 người mắc bệnh (chiếm 9,04% dân số toàn địa bàn) trong đó có 29 trường hợp tử vong. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu người ở độ tuổi trên 50 trở lên bị đái tháo đường, có tiền sử mắc bệnh tim mạch, thừa cân béo bụng, sử dụng nhiều rượu bia, ăn mặn và ít hoạt động thể lực. Trong những năm gần đây, công tác phòng chống bệnh tăng huyết áp đã được ngành Y tế tỉnh nhà quan tâm triển khai thực hiện. Hàng năm, các đơn vị chuyên môn tiến hành các đợt khám, sàng lọc phát hiện và quản lý bệnh nhân. Việc khám sàng lọc được triển khai xuống tận xã/phường, thu hút đông đảo người dân tham gia, qua đó phát hiện và kịp thời đưa vào quản lý bệnh nhân mắc bệnh. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức nhằm nâng cao nhận thức người dân về bệnh cũng được đẩy mạnh ở các tuyến. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các kênh thông tin trực tiếp, gián tiếp, nhiều kiến thức, thông tin về tăng huyết áp đã được chuyển tải đến người dân. Từ việc nhiều người còn mơ hồ, thiếu hiểu biết với loại hình bệnh tật mới này thì đến nay, bệnh tăng huyết áp không còn xa lạ. Tại nhiều gia đình, những tờ rơi, sách mỏng nói về bệnh tăng huyết áp đã trở thành tài liệu “gối đầu giường”, đặc biệt là đối với những gia đình có người già, người có các bệnh liên quan đến tim mạch.

Theo khuyến cáo của Liên đoàn Tim mạch Thế giới, dù có tăng huyết áp hay không, ngoài 30 tuổi, chúng ta vẫn nên kiểm tra huyết áp thường xuyên bởi căn bệnh tim mạch này diễn biến âm thầm và gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Cụ thể, với người có sức khỏe bình thường nên kiểm tra huyết áp thường xuyên, ít nhất 1 lần/tháng. Đối với bệnh nhân tăng huyết áp cần đo huyết áp hàng ngày. Với những trường hợp đặc biệt cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu đo 2 – 3 lần/ngày hoặc nhiều hơn nữa tùy theo từng thể bệnh.

Liên đoàn Tim mạch Thế giới đưa ra 6 lười khuyên để bảo vệ sức khỏe trái tim:

1. Chế độ ăn uống khoa học: Khẩu phần ăn nhiều rau xanh, trái cây. Hạn chế ăn các chất béo bão hòa. Không nên ăn mặn.

2. Tập thể dục thường xuyên: Mỗi ngày vận động cơ thể từ 30 đến 60 phút giúp phòng chống các bệnh lý tim mạch và tăng cường sức khỏe.

3. Duy trì cân nặng hợp lý, tích cực giảm cân (nếu thừa cân) giúp làm giảm huyết áp, hạn chế các biến cố do bệnh lý tim mạch gây ra.

4. Khám sức khỏe định kỳ: Kiểm tra chỉ số huyết áp, hàm lượng cholesterol, hàm lượng đường trong máu, chỉ số vòng eo/vòng mông, chỉ số khối cơ thể (BMI). Từ 30 tuổi trở lên, mỗi người nên kiểm tra huyết áp ít nhất 1 tháng 1 lần.

5. Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu, bia: Thuốc lá và bia rượu là những tác nhân cản trở tuần hoàn máu gây tăng huyết áp.

6. Tránh căng thẳng, lo âu quá mức: Hãy cùng nhau xây dựng một môi trường sống và làm việc đoàn kết, thân thiện, hiệu quả.

Kiểm tra huyết áp thường xuyên là phương pháp hiệu quả phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp. Hiện nay, các loại máy đo huyết áp điện tử là công cụ hữu ích và tiện lợi giúp tự kiểm tra tình trạng huyết áp mỗi cá nhân tại nhà. Máy đo huyết áp OMRON thương hiệu thiết bị y tế hàng đầu Nhật Bản được cả thế giới tin dùng. Tại Việt Nam, máy đo huyết áp Omron là thương hiệu duy nhất được các chuyên gia y tế và Hội tim mạch học Việt nam tin cậy và khuyên dùng để kiểm soát huyết áp hàng ngày.

 


Nguồn:syt.daknong.gov.vn Copy link

Tin liên quan

Tin mới

Giới thiệu

Tin video

Liên kết website