A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Triển khai thực hiện Luật phòng chống tác hại thuốc lá còn gặp nhiều khó khăn

Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra 90% các ca bệnh ung thư phổi, 70% các các bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% các ca bệnh về tim mạch. Trên thế giới có khoảng 47% nam giới và 12% nữ giới hút thuốc lá. Mỗi ngày có khoảng 10.000 người chết do thuốc lá. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 40.000 ca tử vong do các bệnh liên quan đến hút thuốc lá. Đến năm 2030 thì con số này có thể sẽ tăng lên thành 70.000 ca mỗi năm. Từ tháng 5 năm 2013, Luật phòng chống tác hại thuốc lá có hiệu lực thi hành và nhiều giải pháp ngăn chặn tình trạng hút thuốc lá đã được triển khai. Tuy nhiên trong cộng đồng vẫn còn nhiều người thờ ơ, bàng quan trước những thông tin này.

Treo Pano phòng chống tác hại thuốc lá tại Trạm Y tế xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức

Khi Luật phòng chống tác hại thuốc lá có hiệu lực, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định và các quy định trong lĩnh vực y tế, trong đó có quy định xử phạt về hành vi hút thuốc lá. Tuy nhiên thời gian qua việc thực thi chế tài xử phạt theo quy định chưa được tốt. Riêng đối với ngành Y tế, việc thi hành chế tài xử phạt mới chỉ được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành. Khi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành vi phạm các quy định của Luật phòng chống tác hại thuốc lá sẽ bị xử phạt theo quy định, đồng thời quy trách nhiệm cho người đứng đầu. Đồng thời đây được xem là một trong những tiêu chí bình xét thi đua cuối năm của cơ quan, đơn vị. Riêng đối với các đối tượng khác như: người dân đến liên hệ công tác, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân… Ngành mới chỉ dừng ở mức phát hiện và nhắc nhở, khuyến cáo họ không sử dụng thuốc lá trong khuôn viên các cơ sở y tế.

Trong quá trình triển khai các hoạt động phòng chống các bệnh do tác hại của thuốc lá gây ra, Ngành Y tế cũng gặp không ít khó khăn. Một số khó khăn có thể kể đến như: sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể chưa đồng bộ, chưa quyết liệt trong công tác phòng chống tác hại thuốc lá; người dân chưa tiếp cận được với Luật Phòng chống tác hại thuốc lá cũng như sự hiểu biết còn hạn chế về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của những người xung quanh; những người am hiểu luật pháp như đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vẫn còn hành vi hút thuốc lá, đặc biệt là ở nơi công cộng; cán bộ tham gia công tác phòng chống tác hại thuốc lá còn mỏng, phải kiêm nhiệm nhiều hoạt động, nhiệm vụ khác do đó thời gian tổ chức các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá chưa nhiều; các chế tài về phòng chống tác hại thuốc lá đã có hiệu lực thi hành song việc áp dụng sử phạt, chưa đi vào cuộc sống. Vì vậy,  một số trường hợp đến liên hệ công tác hoặc bệnh nhân và người nhà bệnh nhân vẫn ngang nhiên hút thuốc lá trong khuôn của các cơ sở y tế.


Tin liên quan

Tin mới

Giới thiệu

Tin video

Liên kết website