A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông

Ngày 7/7/2020, tại trụ sở UNESCO ở Paris, Ủy ban Chương trình và Quan hệ Quốc tế của Hội đồng Chấp hành UNESCO lần thứ 209 đã thông qua Quyết định của Hội đồng Công viên Địa chất toàn cầu, công nhận Công viên Địa chất Đắk Nông của Việt Nam là Công viên Địa chất toàn cầu.

Hồ Tà Đùng – nơi được mệnh danh là “vịnh Hạ Long của Tây Nguyên

Với sự công nhận này, Công viên Địa chất Đắk Nông trở thành Công viên Địa chất toàn cầu thứ ba ở Việt Nam, sau Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn - tỉnh Hà Giang và Công viên Địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng - tỉnh Cao Bằng. Cho đến trước kỳ họp xét công nhận này, trên thế giới chỉ có tổng cộng 147 Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO ở 41 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Công viên Địa chất Đắk Nông được thành lập năm 2015 hướng đến mục tiêu tham gia vào mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu. Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông có diện tích 4.760km2, trải dài trên năm huyện, thành phố: Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk Glong và thành phố Gia Nghĩa. Công viên địa chất Đắk Nông được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu thứ ba tại Việt Nam vào tháng 7/2020. Đây là niềm tự hào của người dân Đắk Nông, và là “thỏi nam châm” thu hút nhiều du khách đến khám phá Tây Nguyên, khám phá hang động núi lửa.

Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông có năm ngọn núi lửa đã ngủ yên. Đây là nơi lưu giữ nhiều chứng cứ của hoạt động kiến tạo vỏ trái đất hơn 140 triệu năm trước đây. Với khoảng 65 điểm di sản địa chất, địa mạo, bao gồm hệ thống gần 50 hang động với tổng chiều dài hơn 10.000 mét, các miệng núi lửa, thác nước… Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông có hệ sinh thái rừng nhiệt đới trù phú và lưu giữ nhiều nét độc đáo về văn hóa, địa chất, tự nhiên; là một vùng đất đỏ với hệ sinh thái rừng nhiệt đới, nơi lưu trữ các giá trị đặc trưng về đa dạng sinh học, cùng với nhiều nét độc đáo về văn hóa, địa chất, tự nhiên cũng như dấu tích hoạt động của người tiền sử. Ở vùng này, các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều xương hóa thạch của người tiền sử. Ngoài ra còn phát hiện những mũi tên đồng và các vật dụng của người Việt cổ từ cách đây gần 7.000 năm làm từ đá, gốm sứ, xương, vỏ tôm cua...

Trong quần thể năm ngọn núi lửa đã tắt ở trong Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông phải kể đến Núi lửa Nâm Blang - xã Buôn Choáh - huyện Krông Nô; và Hang Chư Bluk hay còn được gọi là Hang Dơi thuộc xã Buôn Choah - huyện Krông Nô.

Núi lửa Nâm Blang - xã Buôn Choáh - huyện Krông Nô là ngọn núi lửa cao nhất trong quần thể năm ngọn núi lửa đã tắt ở trong Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông. Núi lửa Nâm Blang có chiều cao lên tới 601m, trong đó phần thụt sâu xuống lòng đất là 59m. Với những thông số kể trên, Nâm Blang là hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á. Trong lòng các núi lửa này có chứa hệ thống hang động đồ sộ và độc đáo nhất Đông Nam Á, với nhiều bí mật chưa khám phá.

Cho tới nay, hệ thống dung nham được tìm thấy trong khu vực Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông được xác định liên quan đến núi lửa Nâm Blang là chủ yếu. Vì vậy, núi lửa Nâm Blang được ví là “trái tim của cánh đồng dung nham” rộng lớn và các hang động bao quanh chính là "mạch máu" của nó bởi sự dày đặc, liên hoàn. Để thuận tiện cho việc nghiên cứu và đưa vào khai thác du lịch, tỉnh Đắk Nông đã quyết định gọi chung tên các hang C4, C3, C6, C61… là hang C.

Hang Chư Bluk hay còn được gọi là Hang Dơi có chiều dài vào khoảng 25km, thuộc xã Buôn Choah - huyện Krông Nô, nằm cách trung tâm huyện Krông Nô khoảng 20km. Bên trong chia thành hơn 100 hang động lớn nhỏ nhờ dòng chảy của nham thạch cách đây hàng triệu năm, ẩn mình trong đá bazan. Đây là nơi có giá trị to lớn về mặt di sản địa chất, văn hóa...hiện đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là Công viên địa chất toàn cầu vào tháng 7-2020 vừa qua.

 Đến với công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông, du khách được tham quan bảo tàng văn hóa Đắk Nông; bảo tàng âm thanh – ánh sang; nhà trưng bày cồng chiêng; điểm gỗ hóa thạch; ngắm hồ Tà Đùng – nơi được mệnh danh là “vịnh Hạ Long của Tây Nguyên cùng rất nhiều thác nước đẹp, thơ mộng khác./.


Tác giả: Thương Thương

Tin liên quan

Tin mới

Giới thiệu

Tin video

Liên kết website