A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

“Tẩy chay tiêm chủng” – hệ lụy khó lường

“Tẩy chay tiêm chủng” – hệ lụy khó lường 21/08/2019 Từ năm 2019, các tỉnh thành trên cả nước đã triển khai đồng loại chuyển đổi vắc xin Combe Five thay thế vắc xin Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Combe Five là loại vắc xin phối hợp “5 trong 1” do Ấn Độ sản xuất, phòng 05 bệnh Bạch cầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B, Viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib, được Bộ Y tế nghiệm thu và cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Tại tỉnh Đăk Nông, bắt đầu từ tháng 2/2019, Ngành Y tế đã triển khai chuyển đổi vắc xin Combe Five tại tất cả các điểm tiêm trên địa bàn toàn tỉnh. Từ thời điểm triển khai đến nay, vắc xin Combe Five đưa vào sử dụng đã gây ra một số phản ứng sau tiêm ở trẻ nhỏ như sốt cao phải nhập viện điều trị. Trước tình hình đó, một số bộ phận người dân đã hoang mang, lo lắng, tự ý không tiêm vắc xin cho trẻ, đặc biệt là vắc xin 5 trong 1 (Combe Five).

Theo các chuyên gia y tế, chính sự lo ngại của các bậc phụ huynh trong việc tiêm phòng vắc xin cho trẻ đang là nguy cơ quay lại và bùng phát một số bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng như quai bị, sởi, viêm não nhật bản, rubella. Đặc biệt là bệnh sởi bắt đầu quay lại gây nguy hiểm cho sức khỏe của cộng đồng, nhất là trẻ em.

Khám cho trẻ trước khi tiêm chủng tại huyện Đăk G'long

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, trong 6 tháng đầu năm, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi trên địa bàn tỉnh chỉ đạt 25,9%, (Kế hoạch đề ra 39,5%). Một số địa phương tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ đạt khá thấp như huyện Đăk Mil với 19,4%, huyện Krông Nô 23,4%. Đặc biệt, tại một số địa phương đã xuất hiện vùng lõm tiêm chủng. Điển hình như xã Đăk Drô tại Bon 9 (4/20 trẻ được tiêm); Bon OL (1/20 trẻ được tiêm). Tỷ lệ tiêm chủng đạt thấp dẫn đến một số bệnh có thể phòng được bằng vắc xin, lại có số ca mắc gia tăng. Tính đến ngày 30/7, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 935 ca mắc sởi, tăng 935 ca so với cùng kỳ; thủy đậu 164 ca; viêm gan vi rút B 160 ca (Tăng 20 ca); quai bị 52 ca; rubella 31 ca (Tăng 31 ca); ho gà với 8 ca mắc (Tăng 6 ca) và viêm não nhật bản 01 ca.

Việc bài trừ vắc xin không chỉ làm giảm sức đề kháng ở trẻ nhỏ mà còn làm giảm khả năng miễn dịch của cả cộng đồng. Theo bác sĩ Tôn Thị Kim Kiều - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, nếu cộng đồng có từ 90-95% công dân được tiêm ngừa vắc xin thì sức đề kháng của cộng đồng được nâng cao. Ngược lại, nguy cơ tiềm ẩn mắc các bệnh truyền nhiễm sẽ gia tăng.

Để hạn chế thấp nhất các bệnh truyền nhiễm có thể phòng chống được bằng vắc xin, thời gian tới, ngành Y tế sẽ tập trung một số giải pháp để nâng cao tỷ lệ tiêm chủng trên địa bàn.

Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông tại cộng đồng, nhằm nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của việc tiêm chủng đối với trẻ nhỏ, hướng dẫn cách theo dõi, chăm sóc, xử lý những phản ứng thường gặp sau khi tiêm, đặc biệt tại những vùng “lõm” về tiêm chủng và một số địa phương có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Trung tâm Y tế các huyện, thị xã cần  rà soát các đối tượng thuộc diện tiêm chủng tại các địa phương, thông báo cho đối tượng tham gia tiêm chủng đúng lịch, đủ liều đối với các bệnh truyền nhiễm đã có vắc xin trong tiêm chủng mở rộng, tránh bỏ sót đối tượng. Quá trình tiêm, các địa phương thực hiện tiêm bổ sung ngay trong đợt tiêm vét đối với các trường hợp hoãn tiêm, nhằm đảm bảo đủ liều và đạt tỷ lệ theo kế hoạch giao. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tiêm chủng tại các điểm tiêm phải được tăng cường nhằm kịp thời hướng dẫn quy trình tiêm chủng, bảo quản vắc xin để đảm bảo an toàn, hiệu quả khi tiêm.

 


Nguồn:syt.daknong.gov.vn Copy link

Tin liên quan

Tin mới

Giới thiệu

Tin video

Liên kết website