A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Công tác phòng chống tác hại thuốc lá còn một số nhiệm vụ chưa triển khai

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, trong 02 năm 2021-2022, với sự hỗ trợ kinh phí của Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá, tỉnh Đăk Nông bước đầu đã triển khai các hoạt động phòng chống thuốc lá tại cộng đồng. Mặc dù một số hoạt động đã được triển khai, tuy nhiên trong 10 nhiệm vụ cần phải triển khai thì hiện nay có đến 05 nhiệm vụ chưa được triển khai. Cụ thể, Đăk Nông mới chỉ triển khai được các nhiệm vụ gồm truyền thông về tác hại của thuốc lá và phòng chống tác hại thuốc lá phù hợp với từng nhóm đối tượng; xây dựng, triển khai các mô hình điểm về cộng đồng, cơ quan, tổ chức không có khói thuốc lá và phát triển, nhân rộng  các mô hình có hiệu quả; tổ chức các chiến dịch, sáng kiến về PCTHTL dựa vào cộng đồng và tư vấn việc tổ chức nơi dành riêng cho người hút thuốc lá tại địa điểm công cộng; xây dựng, hỗ trợ hoạt động, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho mạng lưới cộng tác viên làm công tác PCTHTL; tổ chức truyền thông nói chuyện chuyên đề cho các cơ quan, đơn vị, trường học.

Trong khi đó, 05 nhiệm vụ vẫn chưa được triển khai gồm tổ chức cai nghiện thuốc lá; xây dựng, triển khai các mô hình điểm về cai nghiện thuốc lá dựa vào cộng đồng; nghiên cứu đưa ra những bằng chứng phục vụ cho công tác PCTHTL; xây dựng nội dung và tổ chức đưa giáo dục về tác hại và PCTHTL vào chương trình giáo dục phù hợp với các cấp học; thực hiện các giải pháp chuyển đổi ngành, nghề cho người trồng cây thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá, sản xuất thuốc lá.

Theo đánh giá của ngành Y tế, nguyên nhân đến nay vẫn chưa thực hiện được 05 nhiệm vụ trên nguyên nhân trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức. Khó khăn lớn nhất do dân cư thưa thớt, địa hình rộng và phức tạp, giao thông đi lại tại một số vùng sâu vùng xa còn gặp khó khăn. Dân số trên địa bàn tỉnh có thành phần dân tộc đa dạng nên còn tồn tại nhiều phong tục tập quán lạc hậu do đó, tại một số địa phương rất khó để tiếp cận để triển khai các hoạt động trong chiến lược quốc gia về PCTHTL. Đồng thời, sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn tỉnh chưa thật sự chặt chẽ, thiếu đồng bộ trong hoạt động tuyên truyền về PCTHTL. Công tác đào tạo tập huấn và truyền thông nói chuyện trực tiếp tại một số cơ quan, đơn vị và trường học chưa được triển khai hoặc triển khai không đảm bảo tiến độ cũng như số lượng theo kế hoạch đề ra.

Nguồn nhân lực để triển khai các hoạt động tuyên truyền chủ yếu do ngành Y tế triển khai thực hiện nên việc phổ biến rộng rãi về tác hại của thuốc lá chưa thật sự được sâu rộng trong cộng đồng. Đặc biệt, tại một số doanh nghiệp, người lao động và người dân, nhất là những người hút thuốc lá còn chủ quan, chưa nhận thức được hậu quả của việc hút thuốc lá cũng như hút thuốc lá bị động. Điều này cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuyên truyền, phổ biến phòng chống tác hại thuốc lá trên địa bàn tỉnh ta gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, hiện nay măc dù chế tài xử phạt đã có nhưng chưa giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cấp, từng ngành trong việc xử lý vi phạm  các quy định của luật Phòng chống tác hại thuốc lá nên thiếu tính răn đe, thuyết phục. Người dân dù biết nhưng vẫn vi phạm các quy định của Luật phòng chống tác hại thuốc lá. Vì vậy, để triển khai công tác phòng chống tác hại thuốc lá trên địa bàn tỉnh ta đạt hiệu quả cao cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể với ngành Y tế. Triển khai quyết liệt, mạnh mẽ công tác phòng chống tác hại thuốc lá tại mỗi đơn vị và tuyên truyền sâu rộng trong toàn thể cán bộ, công chức, viên chức nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của con người. Mỗi người dân, mỗi gia đình trở thành cần nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá nhằm đảm bảo sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng./.


Tác giả: Khoa TTGDSK

Tin liên quan

Tin mới

Giới thiệu

Tin video

Liên kết website