A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Khó khăn trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá

Các quốc gia trên thế giới và các tổ chức liên quan như Tổ chức Y tế thế giới (WHO), UNICEF, CDC Hoa Kỳ ngày càng nhận thức và có các chính sách, hành động quyết liệt trong phòng chống tác hại thuốc lá đối với sức khỏe, tính mạng con người và các tác hại với môi trường, kinh tế và xã hội do thuốc lá gây ra trên phạm vi toàn cầu. Tại Việt Nam, các chủ trương, chính sách về phòng, chống tác hại của thuốc lá được hoàn thiện, phù hợp với xu hướng của thế giới và thực tế Việt Nam, được Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, Ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo nên công tác phòng chống tác hại thuốc lá  đạt được nhiều kết quả, đặc biệt là giảm tỷ lệ hút thuốc lá trong giới trẻ.

Tại tỉnh Đăk Nông, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân nói chung và kiểm soát các nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của con người đặc biệt là tác hại của thuốc lá luôn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm, chỉ đạo. Nhận thức của các cấp lãnh đạo, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp về tác hại của thuốc lá ngày càng được cải thiện. các tầng lớp nhân dân ủng hộ, hưởng ứng theo chiều hướng tích cực các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá. Các hoạt động truyền thông, giáo dục về phòng, chống tác hại thuốc lá và kiểm soát việc kinh doanh, vận chuyển, buôn bán thuốc lá giả, thuốc lá lậu được các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền được duy trì và ngày càng được tăng cường. Kiểm soát tốt việc lợi dụng tài trợ nhân đạo cho chương trình xóa đói, giảm nghèo; phòng chống thiên tai, dịch bệnh, thảm họa; phòng chống buôn lậu thuốc lá để tiếp thị, quảng cáo thuốc lá và việc quảng cáo thuốc lá trên truyền hình, báo chí, phương tiện thông tin đại chúng cảu địa phương.

Tuy nhiên, hiện nay công tác phòng, chống tác hại thuốc lá đang còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Sự xuất hiện và trào lưu ưa chuộng các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá đun nóng và shisha trong giới trẻ là điều đáng lo ngại bởi các bằng chứng chỉ ra việc hút các sản phẩm thuốc lá nào cũng gây ra tác hại đến sức khỏe như hút thuốc lá. Hiện tại, Việt Nam các sản phẩm này chưa được phép nhập khẩu, kinh doanh và lưu hành nhưng việc mua bán, quảng cáo đang diễn ra phổ biến. Do mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá tại Việt Nam còn thấp và chưa có quy định về việc cấp phép quản lý điểm bán hàng nên việc tiếp cận các sản phẩm thuốc lá rất dễ dàng và được bày bán khắp nơi. Việc kiểm soát các quảng cáo, mua bán sản phẩm thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá đun nóng và shisha trên mạng đang rất khó khăn. Diện tích cảnh báo tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe trên bao bì thuốc lá tại Việt Nam còn rất ít, từ năm 2013 đến nay vẫn chưa có sự thay đổi về mẫu mã.

So với mặt bằng chung của cả nước, tại tỉnh ta, tỷ lệ nam giới từ 15 tuổi trở lên hút thuốc lá vẫn còn cao (chiếm 45,8%) và ở nữ giới hút thuốc lá có xu hướng gia tăng (1,2%). Hút thuốc lá thụ động nơi công cộng còn khá phổ biến. Đồng thời, hoạt động phòng, chống thuốc lá có tính liên ngành cao, tuy nhiên sự phối hợp vẫn còn hạn chế. Một số Sở, ban, ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm, chủ động trong tham mưu, chỉ đạo và tổ chức triển khai công tác phòng chống tác hại thuốc lá trong lĩnh vực phụ trách. Tại các điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nơi làm việc và ngoài khuôn viên như cơ sở y tế, trường học vẫ còn tình trạng hút thuốc lá. Công tác kiểm trra, xử phạt chưa được thực hiện thường xuyên và việc bố trí nguồn lực để đảm bảo thực thi luật phòng chống tác hại thuốc lá tại địa phương còn hạn chế.

Trong thời gian tới, trên địa bàn tỉnh ta các sở, ban, ngành, địa phương sẽ thực hiện các điều kiện đảm bảo để thực hiện công tác phòng, chống tác hại thuốc lá đạt hiệu quả cao. Cụ thể, tổ chức, bố trí nhân lực và phân công trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân liên quan trong hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá thuộc phạm vi quản lý. Sở Y tế, Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với các sở, ban, tham mưu kiện toàn ban chỉ đạo về phòng chống tác hại thuốc lá. Tại tuyến huyện và các ban, ngành, đpn vị liên quan tại địa phương cũng thành lập Ban chỉ đạo về phòng, chống tác hại thuốc lá hoặc lồng ghép trong lĩnh vực hoạt động khác liên quan. 100% đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá đã thực hiện tại địa phương được tập huấn về Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và các văn bản dưới luật, các kiến thức, nghiệp vụ liên quan đến hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá. Các sở, ban, ngành thường xuyên tổ chức hoạt động truyền thông, thanh tra, kiểm tra, tập huấn, hội nghị, nghiên cứu khoa học liên quan đến phòng, chống tác hại thuốc lá./.


Tác giả: Khoa TTGDSK

Tin liên quan

Tin mới

Giới thiệu

Tin video

Liên kết website